trai thứ hai, chúng đều có phần gánh vác của mình. Sau khi lên chức, vợ
chồng Ngô Thịnh lại “tiếp tục chia sẻ sự gánh vác của gánh vác của tôi”.
Từ sự gánh vác của người làm cha mẹ, Ngô Thịnh có được sự “bảo bọc”,
ông không chút phàn nàn, sẵn sàng gánh vác và bảo bọc con cái. Con trai
ông cũng tiếp tục đón nhận sự gánh vác nặng nề nhất trong cuộc đời mình,
bảo vệ thế hệ mới ra đời. Đời này tiếp nối đời khác thể hiện sự gánh vác
chung của con người - sự gánh vác ngọt ngào.
2.5. Nghĩa trang rừng
Năm 2005, Ngô Thịnh đăng chùm thơ gồm 10 bài Suy tư cuối đời, thể
hiện sự bắt đầu trở lại của ông. Trong đó có nhiều bài thơ tập trung vào
những suy nghĩ về thời kỳ chớm già, về cái chết. Ông sống an phận thủ
thường, lựa chọn làng quê, vừa muốn học cách “Sau cùng làm sao đối mặt
với bản thân/ Ung dung tự tại chào từ biệt”, ông vừa muốn tranh thủ chút
thời gian để đọc thêm vài trang của “cuốn sách dày này”. Từ chùm thơ này,
chúng ta không khó để nhận ra thái độ tôn trọng và thực hành luân lý tự
nhiên của nhà thơ, ông là một “công dân của đất”, ông tuyệt đối không nỡ
chà đạp bất cứ linh hồn sống nào, không để hao phí tài nguyên đất. Trong
đó, bài thơ Nghĩa trang rừng vô cùng đặc biệt, chủ đề đa nguyên, là niềm
tin về số phận, cũng là giấc mơ của công dân của đất, hơn thế nữa đó là sự
thực hành luân lý đất đai ở ông.
Năm 2013, ông dùng chính tên gọi này sáng tác tản văn, tiếp tục thể
hiện quan điểm của mình và cung cấp thêm cho hình tượng trong sáng tác
thơ những cách nhìn mới. Vì gia đình sống gần nghĩa địa, nên ông thường
xuyên nhìn thấy các nghi lễ mai táng, nghe thấy tiếng khóc ai oán, bởi thế
từ nhỏ đã sớm cảm nhận về sự sắp đặt của số phận trước sinh ly tử biệt.
Năm 2001, hai vợ chồng Ngô Thịnh bắt đầu cải tạo đất bằng thành
rừng, trồng các loại cây nguyên sinh của Đài Loan. Ông đưa giấc mơ vườn
rừng ra không gian công cộng, hy vọng cải tạo khu nghĩa địa của làng