thành nghĩa trang rừng. Mong muốn lớn hơn của ông là mở rộng mô hình
này ra khắp các thành phố, thị xã, thôn làng.
Mười năm sau, ông hợp tác với trưởng làng Khê Châu, chuyển hơn
2000 cây ngọc lan từ vườn tới nghĩa trang, cải tạo thành nghĩa trang rừng.
Ông muốn trồng cây ở không gian công cộng để từ đó thúc đẩy thực hiện
thụ táng (1), để lại cho Đài Loan thật nhiều rừng cây.
--------
(1) [ND] Thay vì chôn dưới đất, thì tro cốt của người đã mất sẽ được
rắc dưới gốc cây.
Năm tiếp theo, ông đăng tản văn Biến hoang vu thành bóng mát, để
giải thích rõ hơn về Nghĩa trang rừng: Nghĩa trang rừng là rừng hóa nghĩa
trang, có nhiều ý nghĩa, biến nghĩa trang hoang vu, bẩn bừa thành rừng cây
xanh mát, nâng cao chất lượng môi trường sống, đồng thời có thể đóng góp
chút sức lực làm giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất, bảo vệ môi
trường của Đài Loan.
Chủ trương của Ngô Thịnh thể hiện trong Nghĩa trang rừng vừa dẫn
dắt phong trào thụ táng, nhưng cũng thể hiện sâu sắc quan niệm đưa tro cốt
trở về với tự nhiên. Điều này đã giúp cho việc lý giải ý thức chủ đề của bài
thơ có ý nghĩa sâu sắc hơn.
3. Mỹ học phản trào phúng
3.1.Khách qua đường
Năm 1978, Ngô Thịnh đăng bài thơ Khách qua đường để nói tới trào
lưu di dân trong sự trốn chạy đầy sợ hãi “vì để tháo chạy khỏi làng quê”.
Thông qua sự đối lập với tình hình lúc đó, ông đã thể hiện sở trường phản
trào phúng của mình.