hẫng một nhịp tim. Đâu như mới chỉ là hôm qua khi con suối đang lúc nước
cường và anh phải vật lộn mãi với nó mới qua được để đến với Thúy. Thế
là một đoạn đời đầy thương nhớ, buồn vui đã ra đi, chẳng còn bao giờ gặp
lại được nữa.
Vẩn vơ trong hoài cảm, đưa mắt nhìn quanh, Thiêm bỗng thấy một
đống quần áo ướt chất chồng ú ụ trên mặt một phiến đá xanh ngay cạnh
chân mình. Nhìn kỹ, anh nhận ra trong đống quần áo nọ có cả cái áo con
màu trắng quen thuộc của Thúy và bộ quân phục cũ xanh bợt, dầy cộm của
ông Quốc Thanh.
Kìm nén chút xao xuyến vừa trỗi dậy khiến tim đập dồn, Thiêm leo
qua bờ dốc, theo con đường mòn đi lên. Trong thôn vẳng lại tang tang tiếng
chó sủa như điểm giờ. Đường vào trường, cỏ ba chẽ cao vổng tới đầu gối.
Nhiều đoạn, cỏ gianh vàng ánh loi thoi như mạ ba lá mọc lấn cả ra mặt
đường. Hoang vắng in dấu cả ở hai cánh cổng trường bằng vầu đan khép
kín và cỏ non lên mơ mởn um tùm dưới chân cổng, chứng tỏ lâu lắm rồi trẻ
con không qua lại.
Vượt qua cái sân trường in đôi ba dấu đế giày của ông Quốc Thanh,
Thiêm bước thẳng đến buồng Thúy. Buồng Thúy không cài then trong, hé
mở một bên cánh. Đứng lại trước ngưỡng cửa, Thiêm định cất tiếng gọi,
liền bịt miệng và ngây đờ ngay tại chỗ.
Trời! Mặt Thiêm đã đỏ hực ngay lên vì xấu hổ, vì không sao có thể
tưởng tượng người ta có thể ăn nằm với nhau một cách thô lỗ và khinh suất
đến như thế!
Ông Quốc Thanh và Thúy đã quá nôn nả, đã khuấy quên cả việc phải
cửa đóng then cài cho kín đáo. Nên, thực tình là cánh cửa gần như bỏ ngỏ,
căn buồng sáng như có ánh đèn thắp. Và Thiêm trong giây phút vô tình đã
có thể thu vào ánh mắt mình toàn bộ cảnh tượng đang diễn ra. Ở giữa cái
giường cá nhân của Thúy, ông Quốc Thanh mình trần trụi đang hấp hổm
trên Thúy trắng lốp không mảnh vải che thân.