- Các người rào làng cắm chông, ai lên thu thuế được!
- Các ông ăn của dân rồi bỏ chạy mất xứ, bây giờ ủy ban ra lệnh rào
làng thì dân phải theo. Hồi nào các ông biểu dân "ăn cây nào rào cây nấy"?
Ông như tụi tôi cũng vót đủ số chông đem nộp chớ dám cãi à.
- Chị nào nói xóc chông đó?
- Xóc chông khó gỡ lắm ông ơi!
- Tôi dặn rồi, cứ nhét lưng ít chục bạc xuống đây nộp là yên, các chị
cứ làm lơ...
- Nhà cửa các ông bắn đại bác cháy lu bù, cái tã con nít chẳng còn, bán
chè mua mắm cũng bị đá lên hất xuống, tụi tôi kiếm tiền đâu ra mà nộp.
Không tin ông móc túi bà con đây coi kiếm được trăm bạc không? Hay ông
lên chợ Đồng Trầu, cái gì vơ được thì vơ lấy trừ thuế.
Huỳnh tím mặt. Người ta lại moi cái tích quét chợ và móc túi của hắn
ra rồi.
Hồi ấy hắn biết chỉ nên cãi nhau với từng người chứ đừng dại trêu vào
đám đông đàn bà. Họ nổi khùng lên, lại dựa hơi nhau, đã chửi hắn nhiều
trận ngập đầu, một lần quật cho hắn cả mớ đòn gánh vào lưng làm hắn phải
nằm sấp mấy ngày. Đến nay hắn còn nhớ kinh nghiệm ấy, hắn cố nhịn,
nhưng chỉ nhịn được bấy nhiêu. Hắn điên rồi. Hắn không kịp túm lấy cái
chị vừa nhiếc cạnh khóe hắn, chị đã lẩn mất. Hắn phải đá phải đập một cái
gì đó cho hả.
Huỳnh nhìn lướt qua những gánh chuối, trầu, chợt trông thấy một
gánh chè xanh. A, đúng chè núi, chè của dân Thượng. Thứ này ban kinh tế
của Mặt trận giao cho đồng bào bán để mua các thứ tiếp tế cho quân lính
họ. Hắn biết rõ, vì chính vợ hắn hay gánh muối, vải, pin lên chợ Đồng Trầu
bán cho mậu dịch và mua chè núi về bán chợ quận. Lâu nay hắn và bọn