Một người phục vụ mặc bộ đồ đồng phục cũ kĩ kiểu người dạy thú trong
đoàn xiếc bước tới, giúp chúng tôi mở cửa xe. Anh ta nói câu: “Xin hoan
nghênh” rất nặng, rồi bỏ đi với nét mặt không chút biểu cảm, y hệt một
người máy. Lửa giận trong tôi bùng lên, tôi đóng sầm cửa xe lại, hỏi anh tài
xế: “ Xin phiền anh cho hỏi ở đây có khách sạn năm sao thực sự nào
không?” Anh tài có phần ngơ ngác không hiểu rõ sự thể ra sao. Ngần ngừ
một lúc, anh đáp: “ Có thì cũng có, nhưng hơi xa”
“Xa cũng được, đi thôi!”, tôi nói.
Chàng trai đang lạnh tanh ngồi bên thoắt một cái bỗng chộp lấy tay tôi. Tôi
giật mình, chợt nhớ ra bên cạnh còn có người. “ Cậu xuống được rồi đấy”,
tôi cố gắng giữ lịch sự. Nước mắt trong mắt anh ta khiến lửa giận trong tôi
giảm xuống phần nào.
“Chị ơi, xin chị!”, anh ta nói, “ Khách sạn này quả thực rất sạch. Bọn họ có
thể giảm giá cho chị nữa. Xin chị đấy, chị có thể xuống xe xem phòng thế
nào rồi đi cũng chưa muộn mà. Xin chị hãy giúp em với!”, anh ta nắm chặt
lấy tay tôi, khóc như một đứa trẻ. Tôi nhìn anh ta một lúc, rồi kêu tài xế
tính tiền.
Cuối cùng tôi cũng ở lại khách sạn 3 sao này. Đúng như anh ta nói, phòng
không nhỏ, cũng rất sạch sẽ. Ngoại trừ nước không nóng lắm, mọi thứ đều
khá ổn.
Chàng trai tên là Lí Phương, mười tám tuổi, là sinh viên năm thứ nhất
ngành y đại học Tam Hiệp. Gia đình rất khó khăn, bố mất khi anh mới chào
đời. Mẹ vốn là công nhân của xưởng Ngũ Kim, sáu năm trước đã nghỉ hưu,
hàng tháng nhận hơn bốn trăm đồng lương hưu, phải đi làm thuê một số
việc vặt cho nhà người khác kiếm tiền để trang trải cuộcsống. Nhưng mấy
tuần trước, bà bị trúng gió rất nặng phải nằm nhà. 2 mẹ con đành sống lay
lắt, tiết kiệm, cuộc sống sắp rơi vào cảnh khốn cùng.
Lí Phương đành phải vừa đi học vừa tìm việc làm thuê, và vừa may tìm
được việc kéo khách cho khách sạn này. Họ thỏa thuận kéo được một người
khách sẽ thưởng ba mươi đồng. Hôm nay là ngày đầu tiên anh làm việc này
và tôi cùng là người khách đầu tiên.
Những chuyện này do tôi tìm hiểu được sau khi mời anh ta ăn tối.