cằm, đăm chiêu nhìn Hòa Tuyết, nhẹ nhàng thốt lên một câu: “Sở trường gì
cơ? Hát kinh kịch đấy á?”.
Bà ngoại Phương Vận của Hòa Tuyết quê gốc ở đại lục, thời trẻ thích
xem kinh kịch, đặc biệt là vở Bạch Xà, vì thế từ khi Hòa Tuyết còn nhỏ, bà
ngoại mời một giáo viên nổi tiếng ở Đài Bắc đến dạy hát kinh kịch. Tuổi
nhỏ thông minh, giọng nói đang phát triển, Hòa Tuyết múa dẻo tay hơn hẳn
mấy người chị lớn tuổi cùng học với mình, chất giọng cũng vang dội hơn.
Khi còn hẹn hò với Mạc Bắc, trong một lần cãi nhau, Mạc Bắc vô thức gắt
lên một câu: “Em có thể hạ thấp vô lum xuống được không hả?”. Hòa
Tuyết đáp theo phản xạ: “Trời sinh đã vậy rồi, hát kinh kịch nhiều quá làm
sao sửa được!”. Lúc ấy, Mạc Bắc cũng xuề xòa cười: “Hòa Tuyết, em biết
hát kinh kịch? Sao em lại cho anh niềm vui bất ngờ đến thế chứ?”…
Từ hồi ức trở về hiện tại, Mạc Bắc buồn phiền, nhưng ngoài mặt cố tỏ
ra không có chuyện gì.
Đột ngột bị Hòa Tuyết đá chân dưới gầm bàn, Mạc Bắc hét lên một
tiế
ng “A!”
Nguyễn Ân rốt cuộc không nhịn được mà bật cười ha ha, cô cầm ly
nước hoa quả lên uống, uống xong mới hả hê nhìn Hòa Tuyết: “Tuyết
Tuyết, không phải tớ bảo anh ấy nói nhé. Không phải tớ
…”
Cố Tây Lương cũng tủm tỉm cười, ai có thể ngờ một Hòa Tuyết đanh
đá, ăn nói mạnh miệng lại có thể mềm mại uyển chuyển hát kinh kịch?
Mạc Bắc thì vẫn nghĩ mình không nói gì sai.
“Chẳng phải em kể hồi đại học còn đi biểu diễn đấy ư? Hình như hát
vở Bạch Xà?”
Câu nói của Mạc Bắc khơi dậy sự hăng hái của Nguyễn Ân. Ngày ấy
cô cũng đi xem biểu diễn, cũng đã bị Hòa Tuyết dọa cho hết hồn. Cô còn
mượn máy quay của một người bạn ngồi bên cạnh để ghi hình, tiếc là sau
khi rời khỏi trường thì không gặp người bạn kia nữa. Bây giờ chỉ có thể dựa
vào trí nhớ để tưởng tượng lại tình hình lúc đó, cô vừa giơ tay lên làm một
động tác, vừa bắt chước giọng của Hòa Tuyết mà hát:
“Một đêm không đợi người đế
n năm canh…”
Cả bàn ăn ai nấy cũng dở khóc dở cười, trừ Hàn Duệ.