- Lê tôi xin được lắng tai nghe quân sư nói về điều kiện đó...
Ngó ra ngoài trời giây lát vị quân sư họ Vũ trầm trầm cất tiếng:
- Sau khi đánh tan quân Tống tướng quân sẽ lên ngôi và không được làm
phiền tới các người đã có công trong cuộc đánh Tống. Ta muốn nói đến bất
cứ ai đối nghịch với tướng quân... Tướng quân chấp thuận đề nghị của ta...
Lê Hoàn im lìm suy nghĩ. Y phải suy tính kỹ lưỡng trước khi trả lời bởi vì y
biết nếu đã hứa y không thể nuốt lời.
- Thưa quân sư tôi chấp thuận lời yêu cầu của quân sư là sẽ không làm
phiền hay gây khó dễ cho những người đối địch như quân Đằng Châu và
giới giang hồ Đại Việt...
Lê Hoàn nói câu trên bằng thật nghiêm trang. Vũ quân sư trầm giọng:
- Ta biết tướng quân giữ lời bởi vì nếu tướng quân thất hứa sẽ gây ra nhiều
phiền toái lắm. Nêu ra điều kiện trên là ta muốn giữ hòa khí cho cả hai bên.
Nắm giữ binh quyền ta có thể bãi chức và giam giữ tướng quân vì những
hành động mà tướng quân đã làm. Tuy nhiên ta bỏ qua chuyện đó bởi vì
sau khi tiên đế mất tình thế của nước ta trở nên rối loạn nếu không có người
dẫn dắt. Giúp ta đánh bại quân Tống thời tướng quân có công trạng để
xứng đáng được làm vua...
Ngừng lại Vũ quân sư nhìn Lê Hoàn và Phạm Cự Lượng giây lát xong hắng
giọng tiếp:
- Kình chống với các vũ sĩ giang hồ không có lợi cho tướng quân nhiều
lắm. Họ có thể hành thích tướng quân bất cứ lúc nào mặc dù tướng quân
được quân sĩ bảo vệ một cách gắt gao và cẩn thận...
Nhìn hai vị đại tướng của Đinh triều giây lát như để cho lời nói của mình
thấm vào trí óc của họ xong ông ta thong thả tiếp lời:
- Bây giờ ta bàn với ba vị về chuyện đánh Tống. Địch chia quân làm bốn
đạo tấn công ta. Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân bộ và quân kỵ theo đường
Lạng Sơn rồi vượt qua Chi Lăng để tiến xuống Đại La. Mặc dù dưới quyền
của họ Hầu song Tôn Toàn Hưng cai quản mấy vạn quân bộ và quân kỵ
theo hướng đông bắc tiến đánh đạo Bắc Giang của ta. Trong lúc đó Lưu
Trừng chỉ huy đạo thủy quân tinh nhuệ theo ngã sông Bạch Đằng vào nước
ta còn Trần Khâm Tố điều động thủy quân theo cửa Bà Lạt tiến vào nhằm ý