Cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh
tế
K
ích cầu là một chủ trương lớn của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn
của nền kinh tế nước ta do các nguyên nhân nội tại và ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.
Sau hai tháng thực hiện chủ trương này với nhiều biện pháp khác nhau,
sức mua xã hội vẫn thấp, áp lực giảm phát vẫn còn đè nặng, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 8/1999 chỉ tăng ở mức 0,4%.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế
bị chậm lại. Nguyên nhân thứ nhất là việc thắt chặt chính sách tiền tệ với
mục tiêu kiềm chế lạm phát. Nguyên nhân thứ hai là sự sút giảm khối
lượng đầu tư và hiệu suất đầu tư, dẫn đến tình trạng giảm số lượng lao động
thu dụng trong nền kinh tế, giảm thu nhập bình quân đầu người và hậu quả
là giảm chi tiêu cả đầu tư lẫn tiêu dùng. Sự sút giảm đầu tư và hiệu quả đầu
tư bắt đầu từ khu vực kinh tế Nhà nước và lan truyền sang các khu vực
khác bởi hiệu ứng dây chuyền. Mặt khác, hội nhập kinh tế khu vực đang
khiến nước ta nhập khẩu một cách bất đắc dĩ các tác động suy thoái từ các
nước láng giềng.
Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta bị chững lại trong hai năm 1998 và
1999 có thể là hậu quả tổng hợp của các nguyên nhân nói trên. Trước hết và
quan trọng hơn hết là tình trạng sút giảm đầu tư trong nước và nước ngoài,
đặc biệt là đầu tư nước ngoài mà các dấu hiệu rõ nét có thể thấy được từ
đầu năm 1998.
Năm 1998, vốn cam kết đầu tư nước ngoài chỉ còn 1,7 tỷ đô la so với 4,4
tỷ đô la năm 1997 và 7,7 tỷ đô la năm 1996. Trong khi đó, vốn đầu tư nước
ngoài thực hiện năm 1998 chỉ là 800 triệu đô la so với 2 tỷ đô la năm 1997
và 1,9 tỷ đô la năm 1996. Đầu tư mới để cải tiến thiết bị, máy móc của các
doanh nghiệp trong nước cũng sụt giảm, hậu quả của tình trạng lỗ lã kéo