GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 117

đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn 2000-2005
xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010) nhưng hiệu quả của đầu tư công
lại sụt giảm liên tục và nghiêm trọng, được minh chứng qua chỉ số ICOR
của đầu tư công luôn ở mức cao (7 - 8), cá biệt vào năm 2009, khi Nhà
nước đẩy mạnh đầu tư công với mục tiêu đưa nền kinh tế vượt qua suy
thoái, hiệu quả của đầu tư công (được tính bằng chỉ số ICOR) lên đến con
số đáng buồn là 13,5 tức là phải đầu tư 13,5 đồng mới có được 1 đồng tăng
thêm cho GDP. Điều này giải thích tại sao tổng đầu tư toàn xã hội năm
2009 là 42,7% GDP (cao hơn mức 41,5% của năm 2008) và đầu tư công
chiếm 40,5% tổng đầu tư, nhưng tăng trưởng GDP năm 2009 lại giảm
xuống còn 5,32% so với 6,31% của năm 2008. Đây là tình trạng sụt giảm
hiệu quả đầu tư đáng báo động, vì trong giai đoạn 2000-2005, ICOR bình
quân là 4,9. Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế tư doanh, một thành phần
quan trọng của nội lực, cũng có xu hướng giảm tương đối qua các năm (từ
mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011).
Đến năm 2013, tỷ lệ này phục hồi ở mức 37,6%, tuy nhiên, vì tổng vốn đầu
tư toàn xã hội của năm 2013 cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục
(30,4%/GDP) nên sự phục hồi đó không có ý nghĩa. Nhìn chung trong suốt
mấy năm liền kể từ khi chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm
2008, khu vực kinh tế tư doanh đã bị thu hẹp đáng kể với hàng trăm ngàn
doanh nghiệp lỗ lã phải giải thể hay phá sản.

Tính chất mong manh của nguồn nội lực đầu tư còn được minh chứng

bởi tình trạng tiết kiệm khả dụng trong nước luôn thấp hơn đầu tư khả dụng
trong nước, kể từ năm 2002. Theo một phân tích đáng tin cậy, trong những
năm 2007-2009, mất cân đối giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong
nước đã lên đến trên 10% GDP. Cũng theo phân tích này, nếu trước năm
2007, phần lớn thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực công được tài
trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực tư, thì từ năm 2007 trở đi, cả khu
vực tư cũng chịu thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư, khiến chênh lệch tiết
kiệm-đầu tư của toàn nền kinh tế ngày càng lớn. Hậu quả của hiện tượng
này là nợ công gia tăng mạnh mẽ. Năm 2001, nợ công của Việt Nam chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.