GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 118

chiếm 11,5% GDP, đến năm 2010, con số này đã tăng gần 5 lần, lên 51,7%
GDP và dự báo đến cuối năm 2014, nợ công sẽ tăng vọt lên 60,3% GDP,
gần chạm mức an toàn 65% GDP. Thật ra vấn đề không phải chỉ là độ lớn
của nợ công mà còn là hiệu quả của việc sử dụng nó. Nếu đầu tư công tiếp
tục không hiệu quả như trong thời gian qua, nguy cơ vỡ nợ công không hề
viển vông vì gánh nặng trả nợ công ngày càng tăng. Năm 2013, tổng nghĩa
vụ trả nợ công của Việt Nam chiếm 33,4% thu ngân sách, sẽ tăng lên
38,07% năm 2014 và dự kiến tăng trên 45% thu ngân sách vào năm 2015.

Nhiều nhà phân tích cho rằng một trong những lý do khiến tiết kiệm khả

dụng của nền kinh tế đã không tăng tương ứng với mức gia tăng thu nhập
chính là tình trạng vàng hóa nền kinh tế. Tình trạng này khiến phần lớn tiền
tiết kiệm trong dân bị đóng băng. Khi giá vàng trong nước thường xuyên
cao hơn giá vàng quốc tế từ 3 đến 4 triệu đồng một lượng ta (37,5 gram),
nhu cầu dự trữ vàng trong dân đang có xu hướng tăng và điều nguy hiểm là
một khi đã thành thói quen, tâm lý trữ vàng sẽ khó xóa bỏ, khiến cho tiết
kiệm khả dụng trong nền kinh tế luôn luôn ở mức thấp. Chúng ta đứng
trước nghịch lý là nền kinh tế có tiết kiệm nhưng không thể sử dụng được
mà phải đi vay nợ ngày càng nhiều để đầu tư. Hậu quả là nền kinh tế ngày
càng chậm phát triển trong khi dự trữ vàng trong nước ngày càng tăng.
Cùng với tình hình nợ xấu tại các ngân hàng chậm giải quyết và tình trạng ì
ạch của thị trường chứng khoán, trước mắt trong năm 2015, khả năng hồi
phục của đầu tư trong nước sẽ khó hiện thực. Và nếu như thế, tăng trưởng
GDP của Việt Nam trong năm tới sẽ phụ thuộc vào nguồn ngoại lực: đầu tư
nước ngoài. Nhưng đầu tư nước ngoài không phải là chiếc đũa thần, khi
năng suất lao động của Việt Nam đang giảm dần và ở mức thấp nhất khu
vực châu Á - Thái Bình Dương. Chẳng hạn, năng suất của Singapore gấp
15 lần năng suất lao động của Việt Nam, Nhật Bản gấp 11 lần, Hàn Quốc
gấp 10 lần, Malaysia gấp 5 lần và Thái Lan gấp 2,5 lần. Như vậy, nếu đầu
tư trong nước tiếp tục suy yếu, năng suất lao động không được cải thiện tốt,
nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình của nền kinh tế Việt Nam sẽ trở thành
hiện thực.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.