một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới với 7 triệu tấn
gạo xuất khẩu trên tổng sản lượng gạo thu hoạch là 30 triệu tấn trong năm
2011. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm tỷ lệ 25% trên tổng sản lượng gạo, nhưng
so với tổng sản lượng lương thực quy thóc thì chỉ chiếm 10% và tỷ lệ này
chắc chắn là một tỷ lệ khó vượt. Với diện tích canh tác giới hạn và có xu
hướng thu hẹp do phát triển công nghiệp, do biến đổi khí hậu…, sản lượng
gạo thặng dư để xuất khẩu có thể giảm dần theo thời gian khi dân số tăng
lên. Nếu chỉ dựa vào đất, ai biết được rằng trong bao nhiêu năm nữa, sự gia
tăng dân số sẽ “ngốn” hết phần gạo thặng dư sản xuất được để rồi sau đó,
mọi nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ nhằm tự túc lương thực như những nước
đông dân khác đã gặp phải trên bước đường công nghiệp hóa, cho dù cơ
cấu bữa ăn có thay đổi?
May mắn thay, chúng ta còn có biển. Trong tương lai, dân tộc ta phải tìm
nguồn lương thực từ biển. Bốn ngàn năm trước, để giúp nhân dân an toàn
khai thác biển, vua Hùng đã chỉ cho kỹ thuật vẽ mình. Ngày nay, chúng ta
đòi hỏi những công nghệ cao hơn, nhưng không phải là sớm để bắt đầu có
những nghiên cứu sâu rộng với quy mô lớn lao về sinh học biển. Chúng ta
cũng có Viện Hải Dương học, nhưng trong mấy chục năm qua, đã có bao
nhiêu công trình nghiên cứu biển được thực hiện? Trong một bài phóng sự
trên báo Tuổi Trẻ ngày 19/12/1995, tác giả Hữu Thiện cho biết “… Trở ngại
đầu tiên và lớn nhất… vẫn là kinh phí”. Người đứng đầu Viện Hải Dương
học xác nhận “Đến nay, kinh phí cấp cho Viện vẫn không đáp ứng được
nhu cầu nghiên cứu”. Thiếu kinh phí, trang thiết bị lạc hậu, lực lượng
nghiên cứu già nua không được bổ sung bởi lớp kế thừa, đó là những bằng
chứng cho thấy chúng ta đã quên biển - và quên đi tương lai của mình - như
thế nào?
Không nghiên cứu biển, không hiểu rõ môi trường sống trong tương lai
của mình, chúng ta không hề tìm cách bảo vệ môi trường sống đó. Khai
thác thủy hải sản hiện nay chẳng hạn, không gì khác hơn là một sự lạm
thác. Chúng ta chưa có luật về khai thác hải sản. Đội ngư thuyền của chúng
ta có hàng chục ngàn chiếc, nhưng tổng trọng tải không bằng 1/10 đội tàu