của các nước ven biển hay đảo quốc khác trong khu vực, phần lớn chỉ có
khả năng khai thác ven bờ, sử dụng lưới giã cào mắt nhỏ, bắt hết mọi thứ
tôm cá ở vùng nước cạn, kể cả đàn mới sinh chưa trưởng thành. Đó là chưa
kể tình trạng sử dụng chất nổ để khai thác - không, phải nói là tàn sát - thủy
hải sản. Nhưng trong quá trình khai thác tận diệt ven bờ để mặc ngoài khơi
biển Đông - và đại dương - cho các đội ngư thuyền nước ngoài thỏa sức
tung hoành, kết quả đạt được chẳng là bao so với cái giá phải trả trong
tương lai. Năm 1995, chúng ta khai thác được 850 ngàn tấn thủy hải sản,
kết quả này tuy có khá hơn các năm trước, nhưng 1,5 thể coi là thành tích
đáng tự hào. Hai mươi lăm năm trước đây, Peru đã khai thác trên 10 triệu
tấn hải sản, Nhật Bản 9,6 triệu tấn và Thái Lan 1,5 triệu tấn. Chúng ta có
bao nhiêu trường trung học ngư nghiệp, đại học ngư nghiệp? Ngành ngư
nghiệp của Nhật và Hàn Quốc phát triển vì họ biết chú trọng đến việc giáo
dục và huấn luyện kỹ thuật ngư nghiệp cho các tầng lớp thanh niên, đặc
biệt là ở nông thôn. Họ xem tiến trình phát triển ngư nghiệp thực sự là một
tiến trình công nghiệp hóa nông thôn. Tại các nước đó, có đến ba hệ thống
chính quy nhằm đào tạo lực lượng chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư và công
nhân nghề cá, bao gồm hệ trung học ngư nghiệp, hệ cao đẳng và đại học, hệ
tu nghiệp và huấn luyện đặc biệt, chưa kể các chương trình phát triển ngư
nghiệp do Liên Hiệp Quốc tài trợ trước đây. Hiện nay chúng ta vẫn coi ngư
nghiệp là một ngành nông nghiệp, trong khi từ vài thập kỷ trước, ngư
nghiệp đã trở thành công nghiệp ở các nước nói trên, từ công nghiệp đánh
bắt đến công nghiệp chế biến thực phẩm và chế biến các phó phẩm khác từ
biển để cung ứng cho các ngành công nghiệp cấp cao khác và cho cả nông
nghiệp.
Chúng ta có 62 cảng biển, khu vực chuyển tải và 13 ngàn km chiều dài
cầu cảng. Nhưng con số không nói lên được điều gì. Việt Nam ở vào vị trí
trung tâm tuyến đường giao thương hàng hải Bắc Nam vùng châu Á Thái
Bình Dương và đặc biệt là cửa ngõ của khu vực Bắc Đông Dương và Nam
Trung Hoa. Chiến lược phát triển biển Đông của chúng ta phải lưu ý phát
huy ưu thế của vị trí này và ngay từ bây giờ cần mạnh dạn đầu tư nâng cấp,