GDP được 1 đồng. Ngày nay, điều đáng đau xót là chúng ta phải bỏ ra 8
đồng mới có được 1 đồng tăng thêm cho GDP. Một số nhà phân tích kinh tế
có lý của họ khi cho rằng cần phải quan tâm đến chất lượng tăng trưởng
kinh tế. Đầu tư nhiều hơn và không đúng chỗ không thể giúp tăng trưởng
nhanh hơn, nhưng chắc chắn sẽ gây ra lạm phát nhanh hơn và nhất là tạo ra
gánh nặng nợ nần lớn hơn, những gánh nợ sẽ làm oằn vai thế hệ con cháu
chúng ta trong tương lai.
Như vậy, vấn đề không phải là đầu tư nhiều hơn mà chính là đầu tư hiệu
quả hơn. Hiệu quả ai cũng nói, nhưng không phải là điều mà ai cũng làm
được. Nói đến hiệu quả là nói đến mối tương quan phí tổn-lợi ích, và để có
được lợi ích cao nhất với mức chi phí thấp nhất phải biết cách tiết kiệm chi
phí, nghĩa là tiết kiệm các nguồn lực. Tiết kiệm các nguồn lực và sử dụng
chúng hiệu quả là chiến lược phát triển đồng bộ, toàn diện và lâu dài của
một nền kinh tế muốn cất cánh. Chẳng hạn, ưu thế lớn nhất của chúng ta là
nhân lực, nhưng trong 20 năm qua, chúng ta chưa xây dựng được một
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đó là một sự lãng phí cả con người lẫn thời
gian. Đội ngũ có kiến thức, có tay nghề chuyên môn ngày càng hiếm, trong
khi lao động không có chuyên môn hoặc có bằng cấp nhưng không có kiến
thức lại quá đông và không tìm được công ăn việc làm. Trong vài năm tới,
để phát triển công nghiệp, chúng ta buộc phải nhập khẩu lao động chuyên
môn và điều đó sẽ làm tăng chi phí tăng trưởng. Tài nguyên thiên nhiên và
nguồn năng lượng được khai thác và xuất khẩu trong nhiều năm dưới dạng
thô với giá rẻ vì các ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển kịp trong
khi nhập khẩu năng lượng và nguyên vật liệu, thiết bị máy móc đang ngày
càng đắt đỏ. Đất đai trở nên hiếm hoi khiến chi phí thuê đất trở nên quá
cao, một trở ngại không nhỏ cho những dự án đầu tư mới. Các nguồn lực
tài chính ngày càng thiếu, bị phân tán mỏng và đang có xu hướng bị bất
động hóa, các cơ hội đầu tư sinh lời giảm dần và nền kinh tế đang mất đi
năng lực cạnh tranh. Chúng ta phải vay nợ nhiều hơn từ bên ngoài, các
nguồn lực trong nước trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn, môi trường bị ô