GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 146

nghiệp cao nhất thế giới. Các chaebols được khuyến khích cạnh tranh với
nhau quyết liệt và một trong những mục tiêu cạnh tranh của họ là tranh
giành sự ủng hộ của chính phủ. Và chính sách của chính phủ cũng rất rõ
ràng: họ chỉ ưu đãi cho những chaebols nào đạt được các chỉ tiêu đặt ra về
xuất khẩu, về phát triển sản phẩm mới, về hiện đại hóa công nghệ. Các
chaebols cũng cạnh tranh với nhau để mở rộng thị phần trên thị trường
quốc tế, chính tỷ lệ thị phần sẽ quyết định cho họ những đặc khoản đầu tư
mới. Trong 4 thập niên, từ một nước có thu nhập bình quân đầu người là 8
đô la vào năm 1955, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đứng hàng thứ tư về
sản xuất ô tô trên toàn thế giới và đứng hàng đầu về công nghệ con chip bộ
nhớ điện tử (DRAM) vào cuối năm 2000.

Cạnh tranh là động lực của tiến bộ kỹ thuật và phát triển kinh tế. Các

doanh nhân ngày nay, những người trực tiếp tham gia thị trường, đại diện
cho doanh nghiệp hay quốc gia của họ đều ý thức rằng họ có trách nhiệm
duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của các bên tham gia,
chứ không phải hủy hoại môi trường đó. Cạnh tranh là để phát triển, cạnh
tranh để duy trì cạnh tranh, không phải hủy diệt cạnh tranh và tiến đến độc
quyền. Ngày nay, như giáo sư Lynn Sharp Paine ở Harvard nhận định, bản
chất của doanh nhân không phải là vô đạo đức như người ta vẫn nghĩ lầm
trong nhiều thế kỷ qua, các doanh nhân chính là những người có trách
nhiệm, có khả năng thực hiện kỷ luật tự giác và biết phán đoán dựa trên nền
tảng đạo đức trong việc điều hành kinh doanh của mình. Với niềm tin đó,
chúng ta hi vọng rằng cạnh tranh trên thương trường cũng sẽ ”fair play”
không kém những cuộc thi đấu thể thao, và người được hưởng lợi chính là
tất cả chúng ta, đất nước và nhân loại.

Năm 2002

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.