Tăng giá do độc quyền - những điều
đáng lo
S
ố liệu thống kê cho thấy trong 2 tháng đầu năm 2004, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) trên toàn quốc đã tăng 4,2%, cao hơn mức tăng giá của cả năm
2003. Xu hướng tăng giá đã xuất hiện từ những tháng cuối năm 2003, khi
giá vàng tăng vọt. Tiếp theo đó là sự gia tăng đột biến của giá sắt thép, rồi
đến giá dược phẩm, giá các mặt hàng xây dựng, giá phân bón. Trong khi
đám mây đen của những kiến nghị về tăng giá điện đang chờ biến thành
cơn giông đe dọa những con thuyền sản xuất của các doanh nghiệp, những
quyết định sẽ tăng giá nước, và gần đây, tăng giá xăng dầu (vào cuối tháng
2/2004) đã làm dấy lên nỗi lo âu thực sự, không chỉ của doanh nghiệp mà
còn cả người tiêu dùng. Sự gia tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ dẫn đến sự
gia tăng cước phí vận chuyển và tình trạng tăng chi phí đồng loạt không chỉ
trong khu vực sản xuất công nghiệp mà còn lan sang khu vực nông nghiệp
và khu vực thương mại, dịch vụ. Tốc độ lạm phát trong những tháng tới sẽ
trở thành một bài toán kinh tế vĩ mô không dễ đối phó. Khi lãi suất thực trở
thành âm, hệ thống ngân hàng sẽ phản ứng và cuối cùng, sự gia tăng lãi
suất ngân hàng sẽ là trở ngại đối với sự phát triển đầu tư và tốc độ tăng
trưởng GDP của năm 2004.
Sự gia tăng đột biến của giá vàng trên thực tế không gây ảnh hưởng mấy
đến các hoạt động sản xuất đang lành mạnh của nền kinh tế. Cơn-hắt-hơi-
của-nhà-giàu này nhiều lắm chỉ gây ra một hiện tượng im ắng nhất thời của
thị trường nhà đất, một sự im ắng không đáng lo ngại, có khi lại còn cần
thiết. Giá thuốc Tây tăng có tác động lớn về mặt xã hội hơn là về kinh tế.
Giá sắt thép, giá xi măng tăng nghiêm trọng hơn vì ảnh hưởng trực tiếp đến
ngành xây dựng, một ngành đang tạo ra nhiều công ăn việc làm, sử dụng
nhiều lao động. Các công trình đình trệ sẽ làm chậm tiến độ hoàn thành dự
án đầu tư và làm tăng chi phí đầu tư. Nhưng giá xăng dầu tăng chính là giọt