cho những cổ đông của xí nghiệp có những bảo đảm đối với rủi ro bị bất
động hóa trong thời gian dài số tiền tiết kiệm mà họ đã sử dụng mua cổ
phiếu của xí nghiệp. Với sự có mặt của thị trường chứng khoán, các cổ
phiếu có thể được mua đi bán lại một cách dễ dàng. Điều này cũng có nghĩa
là đồng vốn tiết kiệm của các cổ đông xí nghiệp không bị bất động, các cổ
phiếu, về lý thuyết, có thể nhanh chóng được bán lấy tiền mặt trên thị
trường vốn. Chắc chắn điều này sẽ tăng cường tính hấp dẫn của việc mua
cổ phiếu. Người mua cổ phiếu có trong tay một tích sản vừa có khả năng
sinh lợi, vừa có tính thanh khoản (liquidity) cao. Tất nhiên, kết quả này
muốn đạt được còn tùy thuộc vào tầm vóc của thị trường mua bán cổ phiếu.
Nó phải đủ lớn, phải có một số lượng cổ phiếu quan trọng lưu hành trong
mọi thời điểm để đáp ứng yêu cầu mua bán hàng ngày của các người tham
gia thị trường và cũng để cho những nghiệp vụ mua bán thường xuyên này
không tạo ra những thăng trầm quá đáng của giá cổ phiếu trên thị trường.
Tính thanh khoản tổng quát của thị trường chứng khoán, trong điều kiện
Việt Nam hiện nay, chỉ có thể được đảm bảo bởi vai trò xúc tác cần thiết
của các định chế tài chính. Đó là các ngân hàng thương mại và công ty tài
chính. Khi chưa có các quỹ đầu tư và các công ty chứng khoán do luật chưa
quy định, ngân hàng và công ty tài chính cần được cho phép tiến hành các
hoạt động mua bán cổ phiếu cho chính mình trong giới hạn nhất định phù
hợp với luật lệ hiện hành, hoặc với tư cách người trung gian (broker).
Nghiệp vụ này khá rủi ro, không phù hợp với bản chất an toàn trên hết của
hoạt động ngân hàng, nhưng trước mắt, các ngân hàng có thể tham gia vào
những hoạt động thường nhật trên thị trường mua bán cổ phiếu, tạo tiền đề
cho thị trường này vận hành được, ít nhất là trong giai đoạn ban đầu. Sau
này khi đã có các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán, các ngân hàng
thương mại nên quay về thực hiện các nghiệp vụ truyền thống của mình.
Lợi ích kinh tế quan trọng khác của thị trường vốn là giúp tạo lập cơ chế
tài trợ trực tiếp giữa tiết kiệm và đầu tư, một cơ chế cần thiết cho việc phát
triển doanh nghiệp mà lâu nay Việt Nam không có. Điều hiển nhiên là khi
triển khai chương trình cổ phần hóa các xí nghiệp quốc doanh, mà sự thành