Chiến lược thời mở cửa
BÀI HỌC LỊCH SỬ
M
ùa thu 1858. Những phát súng thần công của hạm đội Pháp làm vỡ
tung bờ lũy quân đội Việt Nam ở Sơn Trà, Đà Nẵng và làm vua Tự Đức hốt
hoảng. Ông sợ hãi vì thấy được sức mạnh kỹ thuật khủng khiếp của phương
Tây và vì không biết những tên bạch qủy đó thực sự muốn gì đằng sau đòi
hỏi buôn bán. Sự sợ hãi theo bản năng thúc đẩy nhà vua đóng chặt cửa lại.
Ông muốn bảo vệ di sản được thừa hưởng. Ông đang hài lòng với nó và
không muốn thứ gì khác. Cánh cửa bị phá vỡ, sau đó là 80 năm thuộc địa,
30 năm đất nước chia cắt, một thế kỷ chỉ để lo mỗi một việc giành độc lập
với những cuộc kháng chiến gian khổ nhiều máu và nước mắt để bước vào
thập niên cuối cùng của thế kỷ XX với mức thu nhập bình quân đầu người
ở mức thấp nhất thế giới.
Cách Việt Nam vài ngàn dặm về phía Bắc có một đảo quốc với diện tích,
dân số, trình độ phát triển kinh tế và ảnh hưởng văn hóa tương tự nước ta.
Mùa xuân năm 1854, trước đó bốn năm, cửa khẩu Giang Hộ của đảo quốc
đó bị bắn phá bởi chiến thuyền phương Tây. Cả nước Nhật sợ hãi. Nhưng
có một người Nhật trẻ tuổi không sợ. Nhật hoàng Minh Trị chỉ thán phục
sức mạnh kỹ thuật của phương Tây và thèm muốn được giống như họ. Ông
nghĩ rằng muốn hùng mạnh như họ phải học cách của họ để tham gia vào
trò chơi của họ. Ông mở cửa. Chưa đầy bốn mươi năm sau, hạm đội hùng
mạnh của nước ông đánh tan tác hạm đội của Nga hoàng. Nhật trở thành
thành viên tích cực của trò chơi đế quốc. Vào giữa thế kỷ XX, nó là cường
quốc quân sự ở Á Châu và mơ giấc mơ Đại Đông Á. Giấc mơ đó trở thành
ác mộng. Trên đống tro tàn của thất trận, con phượng hoàng lại trỗi dậy và
trở thành siêu cường kinh tế trước khi kết thúc thế kỷ. Bây giờ nó có quyền
mơ lại giấc mơ.