Phát triển nông nghiệp - câu chuyện cũ
mà mới
L
à một ngành kinh tế thiết yếu của một nước, phục vụ cho sự no đủ và
cường tráng của mọi người dân, nhưng ngành nông nghiệp lại mang nhiều
nghịch lý và có số phận hẩm hiu nhất. Nó hiếm khi mang lại sự giàu có cho
những người tham gia. Trúng mùa có thể chưa hẳn là điều tốt vì giá nông
sản sẽ hạ và nông dân phải chịu lỗ. Còn khi thất mùa, nông dân sẽ là người
chịu đói trước tiên. Hơn nữa, tiến trình phát triển kinh tế đòi hỏi tỷ trọng
nông nghiệp trong GDP phải ngày càng giảm, nhưng nếu số lao động trong
nông nghiệp không giảm, điều đó sẽ có nghĩa là nền kinh tế càng phát triển,
nông dân càng nghèo đi. Như vậy, thu nhập của nông dân chỉ có thể được
cải thiện khi nào số người rời bỏ đồng ruộng ngày càng tăng. Nhưng làm
sao nông dân có thể rời bỏ ruộng vườn khi họ vẫn cần ruộng vườn và ruộng
vườn vẫn cần họ? Đây chính là vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Khi
phương tiện sản xuất vẫn còn thô sơ, lao động chân tay trong nông nghiệp
vẫn còn cần thiết. Việc thâm dụng lao động sẽ khiến năng suất nông nghiệp
giảm thấp và thu nhập nông dân thấp. Với mức thu nhập thấp, nông dân
không thể tích lũy và do đó không thể đầu tư cải thiện phương tiện sản
xuất, hậu quả là năng suất không thể nâng lên được. Mặt khác, khi ruộng
vườn vẫn cần nhiều lao động, con cái của các gia đình nông dân sẽ không
có đủ thời giờ để đến trường và như vậy từng thế hệ nông dân này đến thế
hệ nông dân khác đều phải sống bám vào đồng ruộng. Ruộng đất sẽ ngày
càng phân mảnh, điều kiện để áp dụng cơ khí hóa nông nghiệp ngày càng
khó khăn phức tạp vì vấn đề sẽ không chỉ dừng lại ở đồng vốn mà còn
vướng mắc ở quyền sử dụng và sở hữu đất đai, một vấn đề sẽ trở thành nan
giải.
Phát triển nông nghiệp vừa là một vấn đề rất bức xúc vừa là một chiến
lược dài hạn. Không thể nghĩ rằng chúng ta có thể giải quyết các bài toán