Công nghiệp Việt Nam:
thách thức của thế kỷ XXI
T
rong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra, thập
niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba sẽ là thời gian thử thách cam go nhất
của các nhà doanh nghiệp Việt Nam và ngành công nghiệp Việt Nam khi
phải đối mặt với hai bài toán sinh tử: tồn tại và phát triển. Chỉ riêng bài
toán tồn tại đã có những ẩn số khó giải. Để các ngành công nghiệp Việt
Nam tồn tại, các sản phẩm của chúng phải trụ được trước hết trên thị
trường nội địa. Điều này không dễ dàng. Ngày nay, người tiêu dùng Việt
Nam có thị hiếu cao hơn và có nhiều cơ hội chọn lựa hơn, nếu một sản
phẩm nào đó không phù hợp với sở thích của họ và giá cao, sản phẩm đó sẽ
biến mất khỏi danh mục mua sắm của họ. Khi hội nhập khu vực bắt đầu
triển khai, các lá chắn bảo hộ bằng thuế quan sẽ dần dần được dỡ bỏ, sản
phẩm công nghiệp Việt Nam phải bơi ngược dòng thác lũ của các sản phẩm
đồng dạng từ các nước trong khu vực được sản xuất bởi một quy trình công
nghệ cao hơn với giá rẻ hơn. Chúng ta có thể kêu gọi người Việt Nam hãy
dùng hàng Việt Nam - một trong những biện pháp phi thuế quan - nhưng
nếu hàng Việt Nam không được cải thiện để ngày càng tốt hơn và giá rẻ
hơn, những khẩu hiệu đó sẽ dần dần mất tác dụng. Người tiêu dùng Việt
Nam, đến một lúc nào đó, sẽ không còn đủ sức bao cấp cho ngành công
nghiệp Việt Nam nào không biết cách đứng vững trên đôi chân của chính
mình.
Trước đây, vấn đề tồn tại không cần đặt ra vì chúng ta vẫn xem đó là kết
quả tất yếu của chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước mà việc triển
khai được xem là đương nhiên vì bất cứ Nhà nước nào cũng phải làm như
thế để bảo vệ các ngành công nghiệp còn non trẻ của nước mình. Những
kinh nghiệm về bảo hộ công nghiệp không thiếu. Các cường quốc kinh tế
như Đức, Nhật… trước khi trở thành những con hổ công nghiệp cũng đã