biện pháp này nhằm hai tác dụng: giải quyết nhu cầu vốn giúp các xí
nghiệp hoạt động hiệu quả và giảm bớt áp lực lạm phát.
Ngay khi kết thúc giai đoạn một, Quỹ Điều chỉnh nhận ủy nhiệm của Bộ
Tài Chính phát hành trái phiếu Quỹ ngắn hạn với các kỳ hạn ngắn dưới một
năm với lãi suất tương đương hoặc thấp hơn một ít so với lãi suất huy động
của hệ thống ngân hàng. Đợt phát hành đầu tiên sẽ bằng 2/3 trị giá khoản
vay của Ngân hàng Nhà nước cho chương trình khẩn cấp. Sau này, căn cứ
vào diễn biến của tình hình, Quỹ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu đợt 2, đợt
3. Ngay trong đợt phát hành đầu tiên, các ngân hàng được trả nợ bằng tiền
sẽ có nghĩa vụ sử dụng tối thiểu 1/3 tổng trị giá nợ được hoàn trả từ Quỹ
Điều chỉnh để mua trái phiếu Quỹ ngắn hạn. Ngoài mức tối thiểu quy định
nói trên, các ngân hàng có thể mua thêm trái phiếu như một hình thức đầu
tư, kinh doanh cho bản thân ngân hàng hoặc bán lại cho công chúng.
Đối với các xí nghiệp quốc doanh, Quỹ sẽ tiến hành kiểm tra tình hình
tài chính của các xí nghiệp, phân loại xí nghiệp và đề nghị cấp vốn. Một
phần các khoản thu do phát hành trái phiếu sẽ được bổ sung cho ngân sách
đã cấp vốn cho xí nghiệp, phần khác sẽ dùng để hoàn trả ngay 1/3 số nợ mà
Bộ Tài chính đã vay của Ngân hàng Nhà nước cho chương trình khẩn cấp.
Mặt khác Quỹ sẽ tổ chức các Ủy ban chuyên trách như Ủy ban Định giá và
Phát mãi tài sản xí nghiệp quốc doanh, Ủy ban Cổ phần hóa xí nghiệp quốc
doanh có chức năng định giá và phát mãi tài sản của xí nghiệp, thực hiện
việc cổ phần hóa các xí nghiệp và tổ chức liên doanh, hợp tác đầu tư với
nước ngoài trên cơ sở nhà xưởng, máy móc, lao động hiện có của các xí
nghiệp. Các khoản thu được do phát mãi tài sản xí nghiệp sẽ được hoàn
ngay cho ngân sách để trả nợ vay Ngân hàng Nhà nước thuộc chương trình.
Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn hai, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho nâng
tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc của các ngân hàng, đồng thời chấp thuận cho
các ngân hàng sử dụng trái phiếu mua được của Quỹ Điều chỉnh như một
thành phần trong cơ cấu dự trữ tối thiểu bắt buộc. Biện pháp này nhằm tạm
thời hạn chế việc cấp phát tín dụng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn
điều chỉnh. Thêm vào đó, cũng cần tăng cường khả năng huy động nguồn