Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam - những vấn đề còn trăn trở
S
ự thành công của mô hình xí nghiệp vừa và nhỏ được chứng nghiệm
trong những thập niên 80, 90 ở khắp nơi trên thế giới, từ Á sang Âu. Nhà
phân tích kinh tế người Mỹ John. A. Byrne trên tờ Business Week tháng
12/1993 đã nhận xét: “Những thay đổi trong luật chơi của doanh nghiệp đã
tặng một phần thưởng cho các đức tính kinh doanh của các xí nghiệp nhỏ.
Những xí nghiệp thành công ngày nay thường linh hoạt, đầy sáng tạo, gần
gũi với khách hàng và nhạy bén với thị trường. Họ không phải là những
công ty khổng lồ với sự kiểm soát tập trung, đầy tính chất thư lại và chậm
đổi mới. Thực tế này đã bổ sung vào lý thuyết quản trị mới những đặc điểm
ưu việt của doanh nghiệp nhỏ”. John F. Welch Jr, Chủ tịch tập đoàn General
Electric - một tập đoàn công nghiệp hùng mạnh của Mỹ - cũng cho rằng:
“Tầm vóc không còn là lá chủ bài trên thị trường thế giới cạnh tranh quyết
liệt ngày nay, một thị trường không còn bị ấn tượng bởi những thương hiệu
và doanh số lớn, nhưng lại đòi hỏi phẩm chất và thành tích”. Mục tiêu của
ông trong việc điều hành tập đoàn có tài sản trên 60 tỷ đô la này - gấp bốn
lần tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam - là “Đưa linh hồn doanh nghiệp
nhỏ - và tốc độ doanh nghiệp nhỏ - vào trong cơ thể to lớn của công ty
chúng tôi”.
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính chất tương đối về nhiều
mặt. Một doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ hay Đài Loan chắc chắn sẽ “lớn” hơn
nhiều một doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam về vốn liếng, về trình độ công
nghệ, về kỹ năng quản lý, về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, khi đề cập
đến doanh nghiệp vừa hay nhỏ, các nhà phân tích đều căn cứ vào một mẫu
số chung: số lượng lao động thu dụng vừa phải, bộ máy quản lý tinh gọn,
khối lượng sản phẩm tương đối thấp. Mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
gần đây được các nhà kinh tế đánh giá cao vì những ưu điểm của nó: đầu tư