khoán non trẻ ở châu Á. Đầu tư chứng khoán tại châu Á đang gia tăng
nhanh chóng. Lấy ví dụ ở Trung Quốc. Năm 1992, đầu tư chứng khoán ở
Trung Quốc chỉ có 393 triệu đô la Mỹ (3,5% tổng đầu tư FDI) nhưng đến
năm 1993, con số đã lên đến 5 tỷ đô la, chiếm 24% vốn đầu tư FDI. Công
ty chứng khoán Peregrine ở Hồng Kông ước tính rằng từ năm 1994 đến
năm 2000, đầu tư nước ngoài cho các loại chứng từ có giá (cổ phiếu, trái
phiếu…) do các xí nghiệp Trung Quốc phát hành có thể đạt đến mức 133 tỷ
đô la Mỹ, bằng 50% nguồn vốn FDI vào Trung Quốc.
Thêm vào đó, khuynh hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp với
công nghệ ngày càng cao sang các nước đang phát triển đang dần trở nên
nổi bật tại Nhật Bản và các con rồng mới châu Á. Điển hình là hiện nay
Nhật Bản xuất khẩu một số lượng máy truyền hình màu ít hơn là nó nhập
khẩu, chủ yếu từ các nước Đông Nam Á. Gần đây, một phúc trình của Bộ
Mậu dịch quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy tỷ suất lợi nhuận của
các công ty Nhật tại các nước châu Á, vào năm 1992, đã cao hơn không
những hơn cả công ty Nhật tại Mỹ và Tây Âu, mà còn đối với các công ty
mẹ tại Nhật Bản. Trường hợp này không phải là duy nhất, các công ty Mỹ
và Tây Âu hoạt động tại châu Á cũng có những thành tích tương tự.
Về phía các nước tiếp nhận vốn, nhu cầu nhập khẩu cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã khiến cán cân thương mại của họ bị khiếm hụt thường
xuyên. Các con rồng châu Á đều từng kinh qua trải nghiệm này. Hàn Quốc
có 20 năm liên tục (từ 1965 đến 1985) bị nhập siêu. Năm 1993, lần đầu tiên
trong nhiều năm, Trung Quốc bị nhập siêu và hai nước có tốc độ phát triển
nhanh là Thái Lan và Malaysia cũng lâm vào tình trạng tương tự. Nhu cầu
tăng trưởng kinh tế sẽ biến một châu Á không - Nhật - Bản từ một khu vực
tiết kiệm dương 95 tỷ đô la trong khoảng thời gian từ 1987 đến 1992 sang
một khu vực tiết kiệm âm 158 tỷ đô la từ 1993 đến 1998, theo ước tính của
một ngân hàng đầu tư Mỹ, CS First Boston.
Nhu cầu vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, điện thoại, hệ thống
viễn thông, hệ thống đường sá… cũng rất lớn. Công ty chứng khoán HG
Asian đã ước lượng tổng nhu cầu vốn xây dựng hạ tầng của các nước châu