trường quốc tế. Hãy nghe Lester Thurow trong “đối đầu” nói về kinh
nghiệm hóa rồng của các nước NIC: “Tuy các chi tiết cụ thể khác nhau,
mỗi bước đều theo mô hình của Nhật Bản, nơi mà chính phủ đảm bảo một
thị trường được bảo hộ trong nước để cho họ cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường nước ngoài. Bảo hộ và cạnh tranh đồng thời tồn tại trong một tương
quan cộng sinh với chiến lược quốc gia năng động nhằm thúc đẩy các
ngành công nghiệp then chốt”.
Nhưng dân chúng cũng phải vào cuộc. Trụ đồng công nghiệp nội địa chỉ
đứng vững khi mọi người dân trong nước, mỗi người một nắm đất, mỗi
ngày đắp bồi cho nó. Người Việt chúng ta đã làm được điều kỳ diệu đó
hàng ngàn năm trước đây vì không muốn bị diệt vong, bây giờ chúng ta
cũng phải làm được. Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây, chỉ có 16%
người Nhật đồng ý mua hàng nhập khẩu nếu chúng rẻ hơn. Gấp hơn năm
lần con số đó làm điều ngược lại.
Tuy nhiên, giảm giá thành sản phẩm không chỉ dựa vào mức lương thấp.
Cần có những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm chi phí trên mọi lĩnh vực
giúp đưa sản phẩm với giá thành rẻ hơn của doanh nghiệp Việt Nam thâm
nhập thị trường quốc tế. Bộ máy hành chính và thủ tục hành chính là một ví
dụ. Thống kê Liên Hợp Quốc cho thấy, mỗi năm hàng tỷ đô la tại các nước
đang phát triển bị phí phạm do những chậm trễ, tắc trách, quan liêu, phiền
hà, nhũng nhiễu gây ra bởi con rùa hành chính. Một tài liệu của Liên Hợp
Quốc nhận xét: “Nếu các nước đang phát triển phải vươn lên để đương đầu
với thách thức của một nền kinh tế toàn cầu, vai trò của các quan chức hành
chính cần phải được nhận thức khác hẳn. Họ phải là những người hỗ trợ,
thúc đẩy mậu dịch thay vì là những người kiểm soát mậu dịch. Người xuất
khẩu và thương nhân phải được xem là những nhân tố của phát triển, không
phải là nguồn thu thuế”.
Hoạt động của hải quan quyết định sự phát triển hay không của ngoại
thương quốc gia. Nếu thủ tục kiểm tra hải quan cứ tiếp tục kéo dài, đòi hỏi
hàng đống giấy tờ phiền phức, làm phát sinh tiêu cực, những lợi ích của