nội địa. Tuy nhiên, khi hội nhập AFTA, hàng hóa các nước ASEAN sẽ tràn
vào thị trường Việt Nam, đặt công nghiệp Việt Nam dưới thử thách cạnh
tranh quyết liệt ngay trên “sân nhà”. Nếu công nghiệp nội địa không thể
bán được sản phẩm ngay trên đất nước mình, nó không hy vọng bán sản
phẩm ra ngoài và do đó, khả năng tạo ra công ăn việc làm mới rất mờ mịt.
Dựng lên một hàng rào thuế quan hay phi thuế quan để bảo hộ công nghiệp
nội địa sẽ được coi là vi phạm luật chơi. Vã chăng, đó là một chính sách
không hiệu quả, không giúp tăng cường sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế của thế giới hiện nay.
Đối với Việt Nam, tiến trình hội nhập ASEAN buộc chúng ta phải có
một chiến lược doanh nghiệp hai cực: một bên là tập đoàn tài chính công
nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả, chiếm lĩnh các ngành công nghiệp xương
sống, một bên là lực lượng đông đảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt
động linh hoạt trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng,
gia công chế biến nông phẩm, phụ tùng, thiết bị, làm vệ tinh cho các xí
nghiệp công nghiệp lớn. Cả hai sẽ tạo nên một thế trận liên hoàn nhằm
củng cố sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước. Sự phát
triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn sẽ góp phần giải quyết vấn đề
công ăn việc làm trong nước, đồng thời sẽ là người cạnh tranh có hiệu quả
với các đối tác ở các nước ASEAN khác. Chính các doanh nghiệp vừa và
nhỏ là một trong những yếu tố đặc trưng cho sự phát triển kinh tế của
ASEAN. Trả lời phỏng vấn của tờ Tuần báo quốc tế số tháng 6/1995, Tổng
thư ký ASEAN, Dato Adit Singh nhận định: “Để duy trì phát triển kinh tế,
rõ ràng ASEAN phải thúc đẩy AFTA (ASEAN Free Trade Area) và phát
triển hợp tác trong các lĩnh vực mới như dịch vụ, bản quyền, các xí nghiệp
vừa và nhỏ, hạ tầng cơ sở và phát triển nhân lực”.
Để tạo ra việc làm, cỗ máy doanh nghiệp, dù là tập đoàn lớn hay các xí
nghiệp vừa và nhỏ, đều phải có thể bán được sản phẩm của họ. Sản phẩm
muốn bán được phải có chất lượng tốt, giá thành hạ và điều đó có nghĩa là
năng suất lao động phải cao, quy trình công nghệ phải đổi mới. ASEAN có
Ủy ban Khoa học và Công nghệ nhằm hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật,