Doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trên
biển lớn
C
ác xí nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta, những công ty tư doanh, những
công ty cổ phần, được sinh sôi nảy nở dưới tác động của Đổi Mới, thực tế
là những doanh nghiệp còn quá non trẻ, quá yếu đuối cả về vốn liếng, công
nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn kỹ năng quản trị. Nhưng ngay từ đầu, họ
đã nhập cuộc với tư cách là người lính trẻ chiến đấu cho sự tự chủ kinh tế
Việt Nam trên lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ, tài chính ngân hàng.
Họ đã là những viên gạch xây dựng nền móng kinh tế Việt Nam trong thời
kỳ Đổi Mới. Họ phải đương đầu với sóng gió quyết liệt của cạnh tranh
nước ngoài trong quá trình nước ta hội nhập kinh tế với khu vực và thế
giới.
Để tồn tại, họ cần được tạo điều kiện để hội nhập vào các ngành công
nghiệp trong nước, vào nền kinh tế đất nước. Để đưa được sản phẩm Việt
Nam tham gia thị trường quốc tế, họ cần nhận được sự hỗtrợ cần thiết của
hệ thống ngân hàng Việt Nam, của cơ chế bảo hiểm xuất khẩu, của chính
sách trợ giá xuất khẩu, của hệ thống thông tin, tiếp thị, của chính sách hạn
ngạch và sự đơn giản hóa thủ tục hải quan. Trong cuộc chiến đấu không
cân sức để duy trì sản phẩm Việt Nam ngay trên thị trường của nước mình,
họ cần được tiếp sức bằng các chính sách tín dụng, lãi suất hợp lý, chính
sách thuế, chính sách khấu hao, những sự giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ,
về giáo dục đào tạo. Bài xã luận trên báo Nhân dân ngày 6-11-1997 đã
nhận xét rất đúng: ”… xét trên mặt bằng chung thì sức cạnh tranh của hàng
hóa và dịch vụ của doanh nghiệp chưa đủ mạnh, do cơ chế, chính sách
thiếu đồng bộ, và nhất là do trình độ công nghệ của hầu hết các ngành sản
xuất còn lạc hậu”.
Cũng như người nông dân, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có được ý chí
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh khi họ biết rằng họ không chiến đấu đơn