tầng sẽ lên cao, kể cả các lãng phí khác như phải ngưng hoạt động trong
thời gian bị cúp điện chẳng hạn. Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là
một cưỡng chế đối với nhà đầu tư, vì những chậm trễ, ách tắc trong hệ
thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ đầu tư sẽ
làm phí tổn đầu tư gia tăng, hiệu quả đầu tư giảm sút. Như vậy đầu tư của
Nhà nước vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới các tiện nghi hạ
tầng, hệ thống tài chính ngân hàng, cải tiến thủ tục hành chính đều hết sức
cần thiết nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn trong ý
nghĩa là làm giảm những phí tổn đầu tư có liên quan mà nhà đầu tư phải
gánh chịu. Vốn đầu tư cho việc xây dựng hạ tầng rất lớn, trong nhiều
trường hợp để có đủ nguồn tiền, Chính phủ phải đi vay các định chế tài
chính quốc tế và tiếp nhận các khoản viện trợ song phương. Có lẽ chính vì
thế mà phát sinh công thức 3 đối 1.
Ngoài ra còn có những cưỡng chế về tâm lý. Nhiều nước đang phát triển
tuy cần vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn e ngại sự khống chế của các tập
đoàn tài chính nước ngoài, mức độ kiểm soát của họ trên các lĩnh vực công
nghiệp, tài chính hoặc ý đồ khai thác các nguồn tài nguyên giá rẻ của nước
chủ nhà với lao động rẻ để rồi cuối cùng chuyển hết vốn và lợi nhuận về
nước họ. Kinh nghiệm xương máu của thời kỳ thực dân đã để lại cho các
nước này những dấu ấn khó phai mờ. Cưỡng chế về tâm lý khiến nước tiếp
nhận đầu tư có thể có những biện pháp giới hạn đầu tư trên một số lĩnh vực,
qua việc thiết lập các hạn chế về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế và điều tiết
việc chuyển lợi nhuận. Các biện pháp nói trên ít nhiều đều có tác động đến
khả năng tiếp nhận đầu tư của một nước. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế
hội nhập mạnh mẽ ngày hôm nay và cùng với sự ra đời của những khu vực
kinh tế vùng, các cưỡng chế về tâm lý cũng phai mờ dần. Các nước đang
phát triển trở nên tự tin hơn và ngày càng tỏ ra năng động, tích cực hơn
trong việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
Năm 1995, nước ta đã cấp giấy phép cho 394 dự án đầu tư, với tổng vốn
đầu tư là 6.599 tỷ đô la, chiếm 33% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam từ trước
đến nay. Điều này cho thấy có một sự gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tư nước