Tăng cường khả năng tiếp thu ngoại lực
T
rong 5 năm cuối của thế kỷ XX, chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam dự kiến một tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 10-
12% trên tổng sản phẩm nội địa GDP. Nếu ICOR (tỷ suất gia tăng xuất
lượng so với đầu tư) của ta là 2,5 trong suốt giai đoạn này, một tỷ suất khá
thuận lợi, tỷ lệ đầu tư trên GDP sẽ chiếm từ 25% đến 30% và tổng giá trị
đầu tư ước lượng cho cả 5 năm 1996-2000 sẽ là 50-55 tỷ đô la. Theo tính
toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hơn 50% vốn đầu tư cần thiết, khoảng 30
tỷ đô la, sẽ được huy động từ ngoài nước. Tỷ lệ đầu tư giữa nội lực và
ngoại lực là 1-1,5.
Triển vọng này đặt ra một số câu hỏi. Liệu nền kinh tế của chúng ta có
đủ khả năng tiếp nhận một khối lượng đầu tư từ bên ngoài lớn gấp rưỡi đầu
tư trong nước? Có ý kiến cho rằng, công thức về tiếp nhận đầu tư nước
ngoài là 3 đối 1, nghĩa là muốn thu hút một đồng vốn đầu tư từ ngoài, ta
phải đầu tư 3 đồng. Mặt khác, liệu có những giới hạn “tự nhiên” nào cho
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chẳng hạn quy mô của tổng sản lượng,
tiềm năng về tài nguyên, thu nhập bình quân đầu người, lao động có tay
nghề chuyên môn?
Công thức 3 đối 1 thật ra chưa được kiểm chứng rõ rệt trong thực tế.
Trong suốt thời kỳ “vượt vũ môn để hóa rồng”, Hồng Kông và Singapore
đã tiếp nhận vốn đầu tư từ ngoài vào nhiều hơn là từ chính họ. Hơn nữa,
các điều kiện “tự nhiên” để hấp dẫn đầu tư của họ thua kém xa các nước
láng giềng. Dân số ít hơn, thị trường nội địa nhỏ hẹp hơn, tài nguyên thiên
nhiên hầu như không có. Nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đổ vào
nước họ lớn hơn nhiều lần các nước khác trong khu vực trong suốt ba thập
niên 70, 80, 90. Thị trường nội địa nhỏ hẹp, họ hướng đầu tư vào khai thác
thị trường mênh mông của khu vực và thế giới. Không có tài nguyên, họ
hướng đầu tư vào công nghệ kỹ thuật cao, vào việc cung ứng các dịch vụ
thương mại, tài chính, ngân hàng. Dân số ít nhưng được hưởng một nền