Phát triển ngoại thương và vấn đề kiểm
soát lạm phát
T
ăng trưởng kinh tế bằng con đường xuất khẩu là lựa chọn chiến lược
phát triển rất thành công của các nước Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan. Người ta đã ca tụng sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản trong
thập niên 60 và tán dương sự xuất hiện đầy tự hào của những con hổ Châu
Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore trong thập niên 1990,
gọi họ là những nước công nghiệp mới - NICs - những nước đã bước vào
thế giới công nghiệp phát triển bằng con đường xuất khẩu. Họ đã có một
chiến lược xuất khẩu rất thông minh với lộ trình rõ ràng, đi từ xuất khẩu
nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao động
lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Sự
thành công của họ dựa trên yếu tố rất then chốt là duy trì hệ số ICOR thấp,
nghĩa là đồng vốn đầu tư khả dụng vào nền kinh tế mang lại hiệu quả cao
đối với sự tăng trưởng của GDP.
Nhưng tăng trưởng kinh tế bằng con đường xuất khẩu không phải là lựa
chọn dễ dàng. Bên cạnh nhiều thách thức khác, đẩy mạnh xuất khẩu đối với
những nước đang phát triển, trong đó phần xuất khẩu nguyên liệu thô,
khoáng sản, nông lâm hải sản chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất
khẩu, cũng đặt ra vấn đề kinh tế vĩ mô là nguy cơ lạm phát gia tăng, đặc
biệt là sự gia tăng giá cả lương thực thực phẩm vốn luôn tạo áp lực nặng nề
lên đời sống của người dân nghèo và trở thành vấn đề mang tính chất xã hội
và chính trị. Khắc phục những hệ quả không mong muốn của một chiến
lược đẩy mạnh xuất khẩu đối với giá cả trong nước không phải là điều dễ
dàng, nếu không có chính sách tỷ giá và sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia
đúng đắn, phù hợp, một chiến lược công nghiệp hóa hiệu quả, một môi
trường đầu tư cởi mở và trên hết một ý chí tiết kiệm mạnh mẽ của toàn thể
cộng đồng. Kinh nghiệm của một số các nước phát triển ở châu Phi và các