Trong khi xuất khẩu là một yếu tố gây ra lạm phát (nền kinh tế mất đi
một lượng hàng hóa và được thêm một lượng tiền) thì hiển nhiên nhập khẩu
là công cụ hữu hiệu làm giảm bớt lạm phát (nền kinh tế có thêm một lượng
hàng hóa và giảm đi một lượng tiền). Như vậy, một chiến lược ngoại
thương nhất định vào một thời điểm nhất định sẽ gây ra tác động quan
trọng đối với mục tiêu ổn định giá cả trong nước (kiểm soát lạm phát) và
mục tiêu tăng trưởng kinh tế (phát triển sản xuất). Thật ra, khó có thể đánh
đổi giữa hai mục tiêu này vì mục tiêu nào cũng quan trọng và có những giá
trị ưu tiên như nhau. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng đồng ngoại tệ kiếm được
qua việc xuất khẩu hàng hóa rồi nhập khẩu một số hàng hóa thay thế khác
để thực hiện sự cân đối cung cầu trên thị trường, nhằm ổn định giá cả trước
mắt, thì thật vô nghĩa. Kinh nghiệm thành công của các nước Đông Á chỉ ra
rằng đồng ngoại tệ kiếm được từ xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô,
nông hải sản phải đựợc dùng để mua máy móc thiết bị cho các ngành công
nghiệp thâm dụng lao động (labor intensive) để có thể xuất khẩu các sản
phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động lớn. Những đồng ngoại tệ kiếm
được từ việc xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng lao động lớn lại phải
được tiếp tục sử dụng cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, quy trình công
nghệ cao cho những ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ hay thâm
dụng vốn (technology intensive, capital intensive) để những ngành này,
trong một tương lai không xa có thể xuất khẩu những sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao. Khoảng cách thời gian của những nỗ lực đầu tư nói
trên thông thường đều gây ra một chu kỳ lạm phát. Những chu kỳ này được
khắc phục bằng nỗ lực tiết kiệm của toàn thể cộng đồng dân tộc (cả nhà
nước lẫn nhân dân), cải cách thủ tục hành chính, quyết tâm xây dựng cơ sở
hạ tầng vật chất tốt (đường sá, điện nước, trường học, bệnh viện, hệ thống
an sinh xã hội). Thời gian đầu tư sẽ được rút ngắn, hệ số ICOR sẽ giảm,
hiệu quả đầu tư sẽ tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiến rất nhanh và
lạm phát sẽ được kiểm soát.
Bằng những nỗ lực vì lợi ích lâu dài của nền kinh tế đất nước, những
biện pháp điều chỉnh ngắn hạn và chiến lược phát triển dài hạn mới có thể