GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 309

nước Nam Á khác có sự lựa chọn chiến lược phát triển nửa vời - một mặt
vẫn muốn tập trung đầu tư không hiệu quả cho những ngành công nghiệp
nội địa nhằm thay thế nhập khẩu và bảo vệ chúng bằng các chính sách bảo
hộ, mặt khác vẫn phải xuất khẩu nông sản và nguyên liệu thô vì nhu cầu
ngoại tệ, nhưng vẫn không thể chuyển sang xuất khẩu sản phẩm hàm lượng
công nghệ cao vì không còn vốn để đầu tư cho các ngành công nghiệp xuất
khẩu - đã cho thấy kết quả đáng buồn là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp,
năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa ngày càng kém,
năng suất và thu nhập của người lao động không tăng nhiều trong khi tình
hình lạm phát lại luôn vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ.

Nước ta hiện nay đang thể hiện quyết tâm chống lạm phát rất cao và

chính phủ đang vận dụng mọi biện pháp có thể để kiềm chế lạm phát. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn một số lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp
ngoại thương như một công cụ hổ trợ để ổn định giá cả. Nhiều nhà phân
tích đang cho rằng tình trạng lạm phát của nền kinh tế Việt Nam có thể có
nguyên nhân từ nhập khẩu, do tình hình giá dầu hoả tăng mạnh, kéo theo sự
tăng giá của các sản phẩm từ dầu cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác
sử dụng nhiên liệu. Khái niệm “nhập khẩu lạm phát” đang được phổ biến
rộng rãi và có thể dẫn đến hiểu lầm là nếu hạn chế nhập khẩu hàng hóa giá
cao từ nước ngoài, chúng ta có thể giảm bớt được tốc độ lạm phát của nền
kinh tế nội địa. Nhận xét này chỉ có thể đúng với hai điều kiện sau đây: 1/
Chúng ta có thể nhập khẩu được những loại hàng hóa tương tự với một giá
thấp hơn. 2/ Chúng ta có thể sản xuất từ trong nước những sản phẩm tương
tự với giá rẻ hơn để thay thế. Trên thực tế, hai điều kiện này không xảy ra
và việc nhập khẩu xăng dầu, phân bón với giá cao là không thể tránh được.
Nếu không nhập khẩu các loại hàng thiết yếu này, chúng ta sẽ tạo ra sự
khan hiếm trong nước và càng khiến giá cao hơn. Tuy nhiên, hạn chế nhập
khẩu những mặt hàng xa xỉ khác để tiết kiệm ngoại tệ, giảm nhập siêu là
điều nên làm, với hệ quả phải chấp nhận là sự tăng giá của các mặt hàng đó
trên thị trường trong nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.