GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 340

Việt Nam tham gia TPP:

Một bước đi chiến lược

V

ào năm 2002, nhân dịp hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Los

Cabos, Mexico, khi tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng Singapore
Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark có buổi gặp gỡ
riêng để thảo luận về việc thành lập một thỏa thuận đối tác tay ba gọi là
Pacific Three Closer Economic Partnership (Pacific 3-CEP), liệu họ có tiên
đoán được rằng thỏa thuận nhỏ bé này trong vòng một thập niên có thể trở
thành tương lai tự do mậu dịch, động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ và lâu
dài cho các nền kinh tế năng động ở hai bên bờ Thái Bình Dương, đại
dương lớn nhất hành tinh?

Tháng 4/2005, Brunei tham gia đàm phán ở vòng 5 của thỏa thuận này

và hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4). Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là
giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu trước ngày 1/1/2006 và tới năm
2015 thì không còn đánh thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giao
dịch giữa các nước thành viên. So với những khu vực mậu dịch tự do khác,
kể cả WTO, Pacific-4 yêu cầu cường độ tự do hóa mậu dịch mạnh mẽ hơn
và mở rộng hơn trên nhiều lĩnh vực, bao gồm mua bán hàng hóa dịch vụ,
quy định về xuất xứ, can thiệp của chính phủ, rào cản kỹ thuật, quyền sở
hữu trí tuệ, sử dụng lao động... Những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển và có độ hội nhập kinh tế cao ở hai bên bờ Thái Bình Dương sẽ thấy
hiệp định này tạo cho họ cơ hội và động lực phát triển kinh tế nhanh hơn và
tốt hơn.

Do vậy, chỉ vài năm sau, dựa trên cơ sở thỏa thuận ban đầu được bốn

nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 3 tháng
06/2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05/2006, Pacific-4 đã mở rộng thêm
cho nhiều thành viên khác tham gia, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản, trở
thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương nổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.