tiếng (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt
TPP). Ngày 13 tháng 11/2010, tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật
Bản, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tuyên bố Việt Nam tham
gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ.
Cho đến năm 2011, đã có 6 nước tiến hành đàm phán để gia nhập TPP là
Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. Trong suốt 3
năm kể từ năm 2011 đến nay, các vòng đàm phán TPP đã diễn ra nhộn nhịp
và đạt được những tiến bộ đáng kể, tuy vẫn còn những vướng mắc cục bộ
cần phải giải tỏa để đạt đến việc hình thành một hiệp định thương mại tự do
tiêu biểu của thế kỷ XXI, theo cách gọi của tổng thống Mỹ Obama, vào
một thời điểm không những thích hợp nhất mà còn cần thiết nhất. Hiện nay,
Canada, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và Indonesia đang tỏ ra đặc biệt
quan tâm đến TPP và đều mở ra khả năng tham gia với tư cách thành viên
chính thức. Như vậy, nếu mọi việc tiến hành suôn sẻ, TPP sẽ trở thành khu
vực thương mại được tự do hóa cao nhất, có quy mô lớn nhất hành tinh
xanh với sự tham gia của hai nền kinh tế đứng đầu và đứng thứ ba thế giới
cùng với các nước phát triển năng động của châu Á, Bắc và Nam Mỹ, có
dân số trên một tỷ người, với GDP tổng hợp lên đến 28 ngàn tỷ đô la,
chiếm 40% GDP của toàn thế giới và có khối lượng giao dịch thương mại
tương đương 1/3 tổng giá trị mậu dịch toàn cầu.
Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục các vòng đàm phán khó khăn với
những thành viên khác của TPP. Những danh mục và điều kiện đàm phán
của Hoa Kỳ có thể trở thành bộ điều kiện chuẩn cho một Hiệp định TPP
hoàn chỉnh trong tương lai, nhằm tiến đến một mô hình mậu dịch tự do mẫu
mực. Các vấn đề nằm trong chương trình đàm phán bao gồm:
Thuế quan: mục tiêu là cắt giảm hầu hết các dòng thuế, thực hiện ngay
hoặc với lộ trình rất ngắn.
Dịch vụ: Tăng độ mở cho các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài
chính, ngân hàng.