GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 343

xã hội. Tự do hóa thương mại quá đột ngột có thể dẫn tới phá sản và tình
trạng thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu. Các yêu
cầu trong TPP liên quan đến lao động sẽ làm thay đổi môi trường lao động
ở Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, để thực thi
cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định
pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ...

TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng “TPP sẽ không “hiền lành” như WTO

mà như một bông hồng có gai” nhưng nhấn mạnh: “Chúng ta cần đạt được
các cải cách tối thiểu để gia nhập TPP.”

Tuy nhiên, những thách thức về mặt kỹ thuật, pháp lý, cơ chế, hay ngay

cả vấn đề nhân quyền... không thể được xem là những trở ngại không thể
vượt qua. Nhìn lại quá trình phát triển của Việt Nam trong ba thập kỷ qua
kể từ khi thực hiện quốc sách Đổi mới mở cửa, chúng ta có thể thấy việc
Việt Nam tham gia TPP là bước phát triển tất yếu của tiến trình mở cửa và
hội nhập toàn cầu, đồng thời biểu lộ ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ của cộng
đồng dân tộc Việt trong việc quyết định một chiến lược thịnh vượng lâu
dài, bền vững cho tương lai của đất nước bằng cách lựa chọn một môi
trường kinh tế và thương mại thuận lợi hơn, những bạn hàng đối tác tin cậy
hơn và có cùng chung lợi ích giúp nhau cường thịnh. Trong những năm
qua, 50% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ các nước thành viên TPP.
Trong năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 21,3% so với
năm 2012, đạt 23,87 tỷ đô la, tương đương 18% tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam trong khi chỉ nhập khẩu từ Hoa Kỳ 5,23 tỷ đô la, đạt
mức thặng dư thương mại với Hoa Kỳ trên 18 tỷ đô la. Còn đối với Nhật
Bản, năm 2013, Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần 13 tỷ đô la, trong khi
nhập từ Nhật Bản khoảng 11 tỷ đô la, đạt mức xuất siêu trên 1,8 tỷ đô la.

Nhìn chung, bên cạnh những thách thức, tác động tổng thể của TPP đối

với nền kinh tế Việt Nam được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh
giá là rất tích cực. Nhưng quan trọng hơn, việc quyết tâm tham gia TPP sẽ
là động lực để Việt Nam thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, xây
dựng môi trường luật pháp minh bạch và công bằng hơn, cấu trúc mạnh mẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.