Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến việc bảo vệ nguồn vốn
đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư.
Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ.
Bảo vệ tính mạng, sức khỏe: Tăng mức độ bảo vệ thông qua các quy
định khắt khe hơn về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật.
Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cường áp dụng nguyên tắc cạnh
tranh thị trường chống phân biệt đối xử, đặc biệt trong lĩnh vực mua
sắm công.
Mở rộng quyền và quyền lợi của người lao động: đặc biệt là quyền lập
công đoàn, quyền tập hợp và đàm phán chung của người lao động,
ngăn cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, cấm khai thác
lao động trẻ em, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử trong sử
dụng lao động.
Trên góc độ chiến lược, Hoa Kỳ tham gia TPP chỉ là vấn đề thời gian,
khi các điều kiện đã chín muồi đối với họ. Tham gia TPP, Hoa Kỳ chính
thức bộc lộ hai mục tiêu quan trọng, một là xác định khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương là trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế chính trị lâu dài
của Hoa Kỳ, hai là xác định mối quan hệ đồng minh chiến lược không gì
lay chuyển với Nhật Bản.
Đối với Việt Nam, một nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp và
chưa có một hệ thống thị trường hoàn chỉnh, tham gia TPP là thách thức
lớn cần có ý chí và quyết tâm vượt qua. Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên
Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -
Hoa Kỳ (BTA), nhận xét: “Việt Nam sẽ là nước gặp khó khăn trong cuộc
đàm phán TPP này vì Việt Nam là nước có nền kinh tế kém nhất và hệ
thống pháp luật khập khiễng nhất trong số các nước đang đàm phán. Không
thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ là một bữa “đại tiệc” của Việt
Nam.”
Mới đây, khi trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
cũng cho rằng, tham gia Hiệp định TPP có thể gây ra một số hệ quả về mặt