được xếp vào danh sách chọn lựa để đánh giá thành tích. Những đóng góp
cho cộng đồng cũng cần được đưa vào tiêu chuẩn đánh giá. Những doanh
nhân giỏi cũng nên đồng thời là những nhà hoạt động xã hội không mệt
mỏi, những nhà hoạt động từ thiện xuất sắc. Nhiều người sẽ cho rằng tiêu
chuẩn này thuộc về phạm trù đạo đức và phi kinh doanh, không liên quan
gì đến tính cách doanh nhân. Tuy nhiên, việc đưa tiêu chuẩn này vào đánh
giá sẽ giúp xây dựng nên một mẫu doanh nhân Việt Nam mới, những người
không chỉ biết làm giàu cho bản thân và gia đình.
Giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức kinh doanh là cần thiết nhưng
chưa đủ. Tầng lớp doanh nhân mới còn cần tôn trọng những giá trị đạo đức
nhân bản, phi kinh doanh như lòng yêu nước, tính nhân đạo, trách nhiệm
bảo vệ môi trường. Và đó cũng là xu thế hiện nay của tầng lớp doanh nhân
thế giới, ở đó người ta ngày càng đề cập nhiều đến vấn đề đạo đức, thẩm
mỹ, mà không chỉ là đạo đức trong kinh doanh.
Nhưng ngày doanh nhân không chỉ tôn vinh doanh nhân. Những người,
những định chế, những cơ quan hành chính Nhà nước có những hành động
giúp đỡ thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện và môi trường hoạt động kinh
doanh sản xuất thuận lợi cho các doanh nhân đạt thành tích đều xứng đáng
được biểu dương. Những người lính xung kích sẽ không thắng trận nếu
không có một lực lượng hậu cần tốt yểm trợ. Nhà nước và doanh nhân cùng
làm, đó sẽ là khẩu hiệu thể hiện sự cam kết của toàn thể cộng đồng dân tộc
Việt Nam quyết tâm tiến nhanh đến bến bờ thịnh vượng.
Năm 2005