với tình hình và thực hiện những sự điều chỉnh kịp thời, do đó, giải tỏa
được các sức ép chính trị, đảm bảo sự ổn định cần thiết.
Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức ở hai cấp tỉnh, thành phố thuộc
Trung ương và cấp xã.
Người đứng đầu chính quyền địa phương sẽ do chính quyền cấp trên bổ
nhiệm. Đối với các Tỉnh trưởng, Thị trưởng thành phố trực thuộc Trung
ương, sẽ do Tổng thống bổ nhiệm với sự đề cử của thủ tướng. Quận trưởng,
Huyện trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm. Riêng ở cấp xã, Xã trưởng sẽ do
Hội đồng nhân dân xã đề cử và được Tỉnh trưởng bổ nhiệm.
Hiến pháp cần quy định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và chính
quyền địa phương. Những điểm cơ bản là:
Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan quyền lực địa phương mà
chỉ là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa
phương, có vai trò giám sát đôn đốc kiểm tra và tư vấn cho chính
quyền địa phương.
Hội đồng nhân dân bảo đảm việc thi hành hiến pháp và pháp luật tại
địa phương, do đó, giám sát các hành động, quyết định hành chính của
chính quyền địa phương về mặt tuân thủ hiến pháp và luật pháp.
Hội đồng Nhân dân biểu lộ ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa
phương, do đó có quyền đề xuất với chính quyền địa phương xây dựng
hoặc bãi bỏ các chương trình kinh tế xã hội tại địa phương.
Hội đồng Nhân dân không can thiệp trực tiếp vào việc lấy quyết định
của chính quyền địa phương mà chỉ có vai trò kiểm tra sau đối với các
quyết định này. Khi không tín nhiệm Tỉnh trưởng hay Thị trưởng, Hội
đồng Nhân dân có quyền yêu cầu Chính phủ Trung ương bãi nhiệm
viên chức này.
Những điểm cơ bản này nhằm giúp củng cố một chính quyền mạnh mẽ,
có hiệu lực, có năng lực, đồng thời đảm bảo tôn trọng nguyên tắc dân chủ.