Xã hội hóa dịch vụ công
T
ừ lâu, người ta thường tin rằng các dịch vụ công nên được giao cho
các định chế công thực hiện để đảm bảo tính công bằng. Niềm tin này
không phải không có cơ sở. Các định chế công thường được hiểu là không
vụ lợi, do đó dịch vụ (hoặc sản phẩm) mà chúng cung ứng cho người dân sẽ
đồng đều và không phân biệt đối xử, người có tiền cũng không được ưu ái
hơn người không có tiền. Nhiều người bênh vực cho vai trò này của Nhà
nước, đặc biệt đối với các dịch vụ y tế (chữa bệnh miễn phí cho người
nghèo) và giáo dục (cưỡng bách giáo dục cho đến hết bậc tiểu học hay đến
hết lớp 12), cho rằng điều này tạo nên một nền tảng công bằng cần thiết cho
sức khỏe và kiến thức của cộng đồng, để mọi người có thể được hưởng một
điểm xuất phát với cơ hội như nhau trong cuộc sống.
Tuy nhiên, tính công bằng và không phân biệt đối xử của các sản phẩm
và dịch vụ công chỉ hiện hữu trên lý thuyết. Khi mọi thứ là cho không, khối
cầu của sản phẩm và dịch vụ không mất tiền đó có xu hướng tăng trưởng
gần như vô hạn, trong khi cung sản phẩm và dịch vụ đó vốn dĩ rất giới hạn.
Nhà nước, với một ngân sách eo hẹp và những nhu cầu chi tiêu lớn lao về
quốc phòng và an ninh, không thể bao biện cung ứng cho người dân mọi
loại dịch vụ, sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và học tập của họ, dù có
thu phí hay không. Thật ra, việc thu phí từ những dịch vụ công dù chỉ là
tượng trưng cũng vi phạm nguyên tắc miễn phí và cũng không có ý nghĩa
nhiều cả về mặt tài chính lẫn chất lượng dịch vụ. Thu phí tượng trưng
không làm cho ngân sách bớt gánh nặng hơn và cũng không làm cho các
dịch vụ công được cung ứng với chất lượng tốt hơn. Do đó, quan niệm về
thế nào là một dịch vụ thuần túy công ích đang thu hẹp dần. Trước đây, mọi
thứ có liên quan đến các dịch vụ và sản phẩm được xem là nhu yếu đều
thuộc lĩnh vực công ích. Ví dụ việc phân phối gạo, vải, thực phẩm... trong
thời kỳ bao cấp thuộc độc quyền của Nhà nước. Rồi đến điện, nước, vận
chuyển công cộng (hàng không, xe lửa, xe bus), y tế, giáo dục, viễn thông,