Cuộc chuyển đổi thứ nhất là nước lớn phương Tây trỗi dậy: từ
thế giới phong kiến sang thế giới tư bản
Lần chuyển đổi thứ nhất trong thế giới cận đại là chuyển đổi từ
thế giới phong kiến sang thế giới tư bản. Động lực của cuộc chuyển
đổi đó là sự trỗi dậy của một loạt quốc gia phương Tây, gồm Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh Mỹ. Sự trỗi dậy của loạt quốc gia
này về thực chất là sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản, là một thế giới
tư bản đã trỗi dậy. Các nước lớn phương Tây dùng sự trỗi dậy của chủ
nghĩa tư bản để tuyên cáo sự suy tàn và diệt vong của chủ nghĩa
phong kiến, bắt đầu thời đại chủ nghĩa tư bản thế giới hoàn toàn
mới, khiến loài người chuyển đổi từ thế giới phong kiến thành
thế giới tư bản.
Các nước lớn trỗi dậy thúc đẩy sự chuyển đổi lần thứ nhất của
thế giới cận đại có một đặc điểm nổi bật là “trỗi dậy về quyền trên
biển”, “trỗi dậy bành trướng”, “trỗi dậy thực dân”, và “trỗi dậy chiến
tranh”. Kiểu trỗi dậy nguyên thuỷ, tàn khốc và dã man ấy là sự trỗi
dậy phạm phải nhiều “tội tổ tông” bành trướng vũ lực và chinh phục
thực dân. Nhưng rốt cuộc loài người đã thực hiện một cuộc chuyển
đổi có tính lịch sử tương đối tiến bộ trong quá trình máu và lửa ấy.
Sự trỗi dậy nước lớn của Liên Xô là lần chuyển đổi thứ hai: từ
thế giới tư bản sang “Một trái đất hai chế độ”
Lần chuyển đổi thứ hai của thế giới là sự trỗi dậy của Liên Xô và
sự xuất hiện một loạt quốc gia xã hội chủ nghĩa, dẫn đến kết quả
thế giới từ “thiên hạ nhất thống” của chủ nghĩa tư bản chuyển đổi
thành “hai thế giới”, một trái đất hai thế giới, một thế giới hai
chế độ. Với tư cách là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới,
sự trỗi dậy của Liên Xô là kiểu trỗi dậy nước lớn đối kháng và đối
lập với thế giới chủ nghĩa tư bản. Sự trỗi dậy của Liên Xô mở đầu
một thời đại mới trong lịch sử thế giới - thời đại “một trái đất hai