thế giới”. Sự trỗi dậy đó đã chấm dứt một thời đại lịch sử thế giới -
thời đại chủ nghĩa tư bản nhất thống thiên hạ. Sự trỗi dậy của Liên
Xô đã thực hiện sự chuyển đổi từ một thế giới do chủ nghĩa tư bản
chủ đạo sang hai thế giới đối chọi nhau ngang ngửa là thế giới chủ
nghĩa tư bản và thế giới chủ nghĩa xã hội.
Điều đó vừa đem lại sự căng thẳng mới vừa đem lại văn minh mới
cho thế giới. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy truyền thống có
thể diễn biễn thành chủ nghĩa tư bản tương đối văn minh và nhân
đạo sau này, đó là do có hai loại nước lớn khác tính chất cạnh tranh
và vật lộn với nhau, nước lớn xã hội chủ nghĩa “ép” nước lớn tư bản
trở nên văn minh. Lần chuyển đổi thứ hai của thế giới là bước tiến
có tính lịch sử lần thứ hai của thế giới. Nhưng cuộc cạnh tranh giữa
Liên Xô với các nước lớn phương Tây không đi ra khỏi vòng tuần
hoàn cạnh tranh bá quyền. Liên Xô nổi lên bằng cuộc đấu tranh
chống bá quyền cuối cùng lại suy vong vì tranh giành bá quyền.
Sự trỗi dậy nước lớn của Trung Quốc - lần chuyển đổi thứ ba của
thế giới: từ “thế giới có bá quyền” sang “thế giới không bá
quyền”
Sự trỗi dậy của Trung Quốc khác với sự trỗi dậy của các quốc gia
phương Tây, cũng khác với sự trỗi dậy của Liên Xô, bởi lẽ sự trỗi dậy
của Trung Quốc là trỗi dậy kiểu mới. Nó có đặc trưng thời đại rõ
ràng, chủ yếu nổi bật ở ba điểm:
1. Về mục tiêu trỗi dậy: Mục tiêu trỗi dậy của Trung Quốc không
phải là để giành bá quyền thế giới. Trung Quốc trỗi dậy vừa
không cần thách thức kẻ xưng bá cũng không đe dọa kẻ mạnh, lại
càng không áp bức kẻ yếu, mà là tự chấn hưng mình, làm lợi
cho thế giới. “Trung Quốc phản đối mọi hình thức chủ nghĩa
bá quyền và chính trị cường quyền, mãi mãi không xưng bá,
mãi mãi không bành trướng”. Lời tuyên bố này trong Báo cáo