lên tàu thuyền, chở đến thuộc địa ở châu Mỹ đổi lấy khoáng sản
và nông sản; ba là cuối cùng chở nguyên vật liệu và sản phẩm từ
châu Mỹ về châu Âu, đem bán trên các thương trường. Kiểu buôn
bán tam giác này làm cho những kẻ buôn nô lệ mỗi chuyến đi có thể
kiếm được lợi nhuận từ 100% đến 300%. Một nô lệ khi rời bờ biển
châu Phi có giá 50 USD, đến châu Mỹ bán được 400 USD.
Các nhà lịch sử châu Phi chia lịch sử buôn nô lệ châu Phi trong
thời cận đại làm ba giai đoạn: giai đoạn một từ giữa thế kỷ XV đến
giữa thế kỷ XVII, là giai đoạn bắt đầu tổ chức buôn nô lệ vượt Đại
Tây Dương, phạm vi chủ yếu tập trung tại hai bờ Đông Tây Đại Tây
Dương. Giai đoạn hai từ giữa thế kỷ XVII đến nửa cuối thế kỷ
XVIII, là giai đoạn việc buôn nô lệ châu Phi nhộn nhịp nhất. Giai
đoạn ba từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX, việc
buôn nô lệ (nhất là buôn nô lệ qua Đại Tây Dương) suy tàn dần.
Sách “Nạn buôn nô lệ châu Phi thế kỷ XV - XIX” có viết: tổng
số nô lệ xuất đi từ châu Phi trong thời gian thế kỷ XVI - XIX vào
khoảng 15 - 30 triệu người; nếu kể cả số người chết trong quá
trình đi trên đường vận chuyển, thì tổng cộng là 210 triệu người.
Lãnh tụ phong trào người da đen Mỹ ông Du Bois cho rằng trong
thời gian nói trên, số nô lệ xuất từ châu Phi sang châu Mỹ ít nhất
là 10 triệu người, nếu kể cả số người chết dọc đường đi thì vào
khoảng 60 triệu người. Sử gia Mỹ giáo sư Curtin đưa ra ước tính mới
dựa trên số liệu các hồ sơ lưu trữ, cho rằng từ giữa thế kỷ XV
đến thế kỷ XIX có khoảng 11 triệu nô lệ xuất đi từ châu Phi trong
thời gian từ giữa thế kỷ XV tới thế kỷ XIX (không kể số chết khi
bị bắt và khi chuyên chở họ). Nạn buôn nô lệ đã gây ra tai họa xã hội
cho châu Phi, làm cho xã hội châu Phi suy thoái toàn bộ. Các nước
phương Tây nên thành lập “Quỹ chuộc tội” với châu Phi.
Tây Ban Nha đã phạm tội tổ tông hãm hại tôn giáo. Thí dụ năm
1526, vua Tây Ban Nha Charles V hạ lệnh mỗi đội tàu thuyền phải