trong chiến đấu và bị tàn sát; nhân dân Việt Nam chỉ trong hai
năm 1944 - 1945 bị chết đói 2 triệu người. Lao công người Indonesia
bị bắt đi lao động chết khoảng 2 triệu người. Tại Malaysia, có hơn
100 nghìn người bị lính Nhật giết hại. Tại Thái Lan và Myama, riêng
vụ cưỡng chế lao công đi làm đường sắt Thái - Myanma (còn gọi là
con đường sắt chết chóc) đã có 12 nghìn tù binh và 250 nghìn lao
công bị chết.
Mỹ là quốc gia phạm tội tổ tông chồng chất. Ngày 16 tháng 9
năm 1620, 102 tín đồ Thanh giáo Anh lên chiếc thuyền “Hoa
tháng Năm” qua 66 ngày đêm vượt biển đến đại lục Bắc Mỹ; năm
sau chỉ còn lại 50 người. Nhưng năm 1621 họ gặt hái được một vụ
mùa màng bội thu bèn làm lễ tạ ơn Thượng Đế. Năm 1863, Tổng
thống Lincoln tuyên bố ngày Thứ Năm tuần thứ 4 tháng 11 hàng
năm là “Lễ Tạ Ơn”, là ngày lễ hội quốc gia, được nghỉ 4 ngày. “Lễ Tạ
Ơ
n” là ngày lễ đặc sắc nhất của nước Mỹ. Trong lòng người Mỹ,
trên mức độ nào đó ngày lễ này còn quan trọng hơn Lễ Giáng Sinh.
Muốn nói cảm ơn, thì người Indian là ân nhân lớn nhất của những
người da trắng đổ bộ lên đại lục châu Mỹ, nhưng người da trắng lại
lấy oán trả ơn. Năm 1703, trong hội nghị lập pháp, những người thực
dân quyết định thưởng 40 Bảng cho bất cứ ai lột được da đầu một
người Indian và bắt được một người da đỏ. Mức thưởng này nâng lên
100 Bảng năm 1720. Năm 1744, giá một miếng da đầu đàn ông
Indian trên 12 tuổi là 100 đồng Bảng mới, một tù binh nam giới giá
105 Bảng, một phụ nữ hoặc trẻ em giá 50 Bảng, da đầu phụ nữ hoặc
trẻ em giá 50 Bảng. Tại đại lục Bắc Mỹ, do sự hãm hại của người da
trắng mà cuộc sống khổ cực của người Indian kéo dài tới bốn thế
kỷ; dân tộc này hồi đầu thế kỷ XVI có gần 3 triệu người, tới năm
1860 chỉ còn 340 nghìn; năm 1890 còn 270 nghìn, 1910 còn 220
nghìn. Đầu thế kỷ XX, tuy người Indian được hưởng tư cách công
dân Mỹ nhưng chưa được hưởng các quyền lợi liên quan, tuy họ vẫn
phải nộp thuế theo luật vẫn phải chấp hành phục dịch, ngược lại họ