GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 372

có sự phát triển kỳ lạ, thể hiện sự phồn vinh chưa từng có. Chính
quyền Bắc Tống mở môn Vũ học, ban hành “Vũ kinh”, về sau
phát triển tới mức các châu huyện đều mở lớp Vũ học và đặt chức
bác sĩ Vũ học; hoàng đế lại ra lệnh hiệu đính 7 loại binh thư như
“Tôn Tử” làm giáo khoa thư tiêu chuẩn, trở thành “Vũ kinh Thất
thư” lưu truyền đời sau. Thời Bắc Tống, văn nhân bàn chuyện
quân sự trở thành thói quen; sau khi chuyển triều đình về miền
Nam

(97)

thói quen này vẫn còn mạnh. Đáng tiếc là thời nhà Tống

tuy nhiều nhân tài biết bàn luận chuyện quân sự nhưng lại ít người
thực sự biết dụng binh. Nhà Tống yếu kém để lại một số lượng
binh thư nhiều hơn bất cứ triều đại nào trước đấy. Cố nhiên đó
là do từ đời Tống bắt đầu có phát minh nghề in, nhất là năm
1045 Tất Thăng phát minh con chữ rời, nhờ đó sách quân sự bản in
đời Tống rất nhiều và lưu truyền các đời sau. Nhưng điều đó
cũng thể hiện vấn đề lý luận quân sự đời nhà Tống mạnh, thực
tiễn quân sự kém, bàn suông chuyện nước khác.

5. Sự tương phản giữa số lượng quân đội với chất lượng quân

đội. Nhà Tống là vương triều giàu nhất thế giới nhưng lại không
phải là vương triều nước giàu quân mạnh, mà là vương triều nước
giàu quân yếu. Quân đội nhà Tống lớn mà cồng kềnh, có số
lượng mà không có chất lượng. Qua bảng dưới có thể thấy quy mô
số lượng quân đội nhà Tống.

Bảng 1. Tình hình phát triển số lượng quân đội nhà Tống

Niênđại

(Côngnguyên)

|

Tổngsốbinhsĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.