chiến lược Bắc phạt, áp dụng kế hoạch tác chiến Nam trước Bắc
sau. Vì hồi ấy các chư hầu ở miền Nam tương đối nhỏ yếu dễ
chinh phục, còn các Liêu quốc ở phương Bắc thì tương đối lớn
mạnh, không dễ đánh bại, cho nên đã chọn nhẹ tránh nặng. Đây quả
là một quyết định sai lầm, chờ bình định xong miền Nam mới
đánh dẹp phương Bắc, lúc ấy binh lực đã như kẻ mạnh lúc về già,
cơ hội chiến lược đã bỏ lỡ, thế là nhà Tống bỏ mất cơ hội thống
nhất miền Bắc, chính quyền yên phận trở thành cục diện đã
định. Sau khi bình định phương Nam xong, Tống Thái Tổ mới bắt
đầu Bắc phạt, sinh thời ông đã ba lần tấn công phương Bắc
song đều mất công vô ích. Nhà chính trị cần phải trước tiên đánh
bại kẻ địch mạnh ngay vào lúc mới dựng nước, khi sĩ khí đang cao
nhất, uy danh quốc gia mạnh nhất. Nhà Tống trước sau đều chủ
trương an phận, không thể thống nhất Trung Quốc, nguyên nhân
quan trọng là ở sai lầm quyết sách chiến lược Nam trước Bắc
sau.
Xét về quan điểm địa lý, việc nhà Tống quyết định đặt kinh đô
tại Khai Phong cũng là một quyết sách không thích đáng. Bởi lẽ
trong tình hình hồi ấy nếu kẻ địch cho kỵ binh đánh thẳng vào thì
chỉ cần 3 - 4 ngày là đến được bờ bắc Hoàng Hà. Khai Phong ở bờ
nam Hoàng Hà, địa hình bằng phẳng, không có chỗ hiểm yếu nào
có thể phòng thủ. Do Ngũ Đại đều lấy Khai Phong làm quốc đô,
nơi này lại có đường thủy thuận tiện cho việc vận chuyển tiếp tế
lương thực; hơn nữa hai địa điểm Trường An, Lạc Dương đã bị phá
hoại nặng trong chiến tranh, đây rõ ràng là những lý do để nhà
Tống chọn Khai Phong làm địa điểm định đô, nhưng quyết sách
thiển cận này đã để lại hậu họa cho nhà Tống.
3. Khiếm khuyết về thể chế chiến lược. Khiếm khuyết này
thể hiện nổi bật ở chủ trương “Mạnh gốc yếu cành” và “Phân
quyền kiểm soát”. Nhà Tống áp dụng thể chế tập trung quyền lực