hòa, phái đầu hàng: “Kẻ địch chưa ra khỏi nước chúng mà ta đã có
kẻ nói hòa, kẻ đó tức là Hán gian”. Sái Nguyên Bồi khi làm hiệu
trưởng Đại học Bắc Kinh cũng đặc biệt nhấn mạnh cần bồi dưỡng
tinh thần thượng võ cho học sinh, xoay chuyển mặt nhu nhược trong
văn hóa Trung Quốc.
Triều đại nhà Tống là điểm ngoặt trong quá trình làm suy yếu
tinh thần thượng võ của dân tộc Trung Hoa. Các bài học về tinh
thần thượng võ của triều nhà Tống thể hiện trên năm mặt sau:
1. Quốc sách cơ bản trọng văn khinh võ. Cung cách mở nước của
nhà Tống khác với nhà Hán, nhà Đường. Triệu Khuông Dận qua
cuộc binh biến Trần Kiều mà lên ngôi vua. Tiếp thu bài học quân
nhân ủng hộ việc lập vua của thời kỳ Ngũ Đại
, để khống chế
quân quyền, đề phòng quân nhân làm đảo chính, ông áp dụng
quốc sách trọng văn khinh võ. Nhà Tống thực hiện nguyên tắc
“văn nhân quản lý quân đội”, chính quyền tôn trọng và ưu đãi quan
văn, coi nhẹ và ức chế quan võ. Lưu Khắc Trang đời Nam Tống có
câu thơ: “Vua cha dựng nước sử dụng bọn nhà nho; phần lớn danh sĩ
chỉ lo việc bút nghiên”
. Tuy nhà Tống có thể miễn cưỡng thống
nhất Trung Nguyên nhưng trước sau đều không thể xây dựng được
quốc lực cường thịnh như nhà Tùy Đường, không có phong độ và khí
thế của một đại đế quốc, luôn luôn an phận thủ thường, không thể
giải quyết các tai họa đến từ nước ngoài, không thể đối kháng sự
bắt nạt của nước ngoài, hình thành sự tương phản rõ ràng giữa “nhà
Đường cường thịnh” với “nhà Tống suy nhược”.
2. Sai lầm về tư tưởng chiến lược. Điều này thể hiện nổi bật ở
chính sách “Nam trước Bắc sau”, “Định đô Khai Phong”. Khi dựng
nước, Triệu Khuông Dẫn không tiếp tục áp dụng chiến lược Bắc
phạt của Thế Tông hậu Chu mà nghe kiến nghị của Triệu Phổ, đưa
ra một quyết sách quan trọng mà không sáng suốt là thay đổi