|
1.382.000
|
663.000
|
Từ Thái Tổ đến Nhân Tông, cách nhau chưa đầy 100 năm, quân
đội nhà Tống tăng hơn 6 lần, nguyên nhân chính gồm: - quân đội
tuyển theo chế độ chiêu mộ có tỷ lệ đào ngũ rất cao; - số lính
chết trận trong chiến tranh rất lớn; - khai báo khống số lượng
binh sĩ để chiếm đoạt tiền cấp phát là hiện tượng có thực, công
khai; - trong thời kỳ đói kém lấy dân đói ăn vào làm lính, coi quân
dịch là một cách cứu tế chống đói. Chế độ phục dịch suốt đời của
binh sĩ chiêu mộ từ 20 tuổi đến 60 tuổi, trên thực tế thời gian sử
dụng chỉ có 20 năm, quá 20 năm rồi là ăn khống lương thực cấp
phát. Sương quân không có sức chiến đấu cũng ăn lương thực cấp
phát đến lúc chết. Nuôi cả triệu quân, trong đó Sương quân ít
nhất có 40 vạn lính, trong 60 vạn Cấm quân lại có 1/3 là lính già
yếu, cộng thêm các khoản tiêu hao khác, thực sự binh sĩ dùng được
nhiều nhất không quá 30 vạn. Quân đội sinh hoạt kiêu căng sa đọa,
nghe nói “Vệ sĩ đi nằm phải có người hầu đắp chăn, khi đi lĩnh
lương thực thì thuê người vác lương thực”, đúng là lính công tử. Chi
phí nuôi quân đời nhà Tống chiếm 5/6 toàn bộ tiền thuế thu
được. Một đội quân như vậy đúng là cồng kềnh yếu kém, vì thế
nhà Tống không tránh khỏi số phận bất hạnh.
Nhà Tống nho nhã yếu ớt khiến Trung Quốc phải trả giá nặng
nề. Về sau xảy ra việc hai dân tộc thiểu số biên cương là dân tộc
Mông Cổ và dân tộc Mãn hai lần chinh phục dân tộc Hán, hai lần
làm chủ vùng Trung nguyên, đây là biểu hiện điển hình của cái giá