GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 376

phải trả cho sự nho nhã yếu ớt ấy. Sự suy yếu tinh thần thượng
võ của Trung Quốc trở thành một thế lực thói quen, sự “nho nhã
yếu ớt” của tính cách dân tộc trở thành một kiểu văn hóa biến đổi
ngầm từng bước, khiến cho những dân tộc thiểu số kiêu dũng
thiện chiến tràn đầy khí thế chiến đấu hào hùng kia một khi đã
vào Trung nguyên rồi thì chẳng bao lâu sau cũng bị ăn mòn mục
ruỗng, chỉ có thể ngồi kiệu chứ không còn cưỡi ngựa bắn cung như
xưa nữa.

Trung Quốc sau Chiến tranh Thuốc Phiện là “Trung Quốc bị

đánh”

Ngày 20 tháng 10 năm 1919, Tôn Trung Sơn viết trong lời tựa

cuốn “Tinh Vũ bản kỷ”: “Dân tộc ta là một dân tộc hiền lành. Bản
thân tôi mới đầu không dùng tinh thần thiện chiến thạo vũ lực để
thôi thúc đồng bào ta. Thế nhưng ta đang ở vào thời đại cạnh tranh
kịch liệt, nếu không biết tìm cách tự vệ thì sẽ không thể sinh tồn.
Qua xem xét các cuộc chiến tranh cận đại tôi vẫn thấy nước yếu là
một vấn đề đáng ngại. Giả thử một dân tộc hiền lành mà giỏi tự vệ
thì trên thế giới này sẽ không có thuyết cá lớn nuốt cá bé”.

Đúng như lời Tôn Trung Sơn, vì dân tộc Trung Hoa trong một thời

gian dài vừa qua, tinh thần thượng võ bị suy yếu, không thiện
chiến, không biết tìm cách tự vệ, cho nên trong thời đại cạnh tranh
kịch liệt sẽ không thích hợp sinh tồn. Từ cuộc chiến tranh Thuốc
phiện năm 1840 các nước phương Tây đánh Trung Quốc cho tới khi
cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, trong hơn 100 năm đó
vấn đề “không thiện chiến” của dân tộc Trung Hoa đã thể hiện cực
kỳ rõ ràng. Trong thời gian đó không thể tránh được chiến tranh,
mà đã đánh thì ắt thua, đã thua thì phải cắt đất, bồi thường. Các
nước phương Tây có nước một mình đánh Trung Quốc, có lúc kéo bè
kéo cánh đánh Trung Quốc. Trung Quốc vừa đứng trước nguy cơ bị
các cường quốc xâu xé, lại vừa gặp nguy hiểm bị Nhật Bản độc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.