Hàn Quốc lập liên minh quân sự, lợi dụng Đài Loan kiềm chế
Trung Quốc; ở phía Tây Nam, Mỹ ủng hộ Ấn Độ bành trướng trên
tiểu lục địa Nam Á; tại biển Nam Trung Hoa, Mỹ cũng tích cực hành
động, kín đáo đẩy mạnh việc liên minh các quốc gia vùng này để
đối phó Trung Quốc. Có thể thấy, để trỗi dậy hòa bình, Trung
Quốc tất phải trỗi dậy về quân sự. Lực lượng quân sự Trung Quốc
càng mạnh, sức răn đe đối với chủ nghĩa bá quyền càng lớn thì
càng có lợi cho sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.
Phát triển hòa bình, trỗi dậy hòa bình đã trở thành lợi ích quốc
gia cốt lõi của Trung Quốc trong thế kỷ XXI. Quyền phát triển,
quyền trỗi dậy đã trở thành chủ quyền quốc gia Trung Quốc ắt
phải bảo vệ. Nếu có thế lực nào cản trở và ngăn chặn sự phát triển
và trỗi dậy của Trung Quốc, nếu sự ngăn chặn ấy vượt quá hạn độ
“ngăn chặn hòa bình” mà dùng thủ đoạn vũ lực tiến hành “ngăn
chặn bằng chiến tranh” thì Trung Quốc ắt phải chiến đấu để
bảo vệ sự phát triển và trỗi dậy của quốc gia mình.
Không được biến dân tộc Trung Hoa thành một “dân tộc kinh
tế”
Trỗi dậy về kinh tế mà không kèm theo trỗi dậy về quân sự là
sự trỗi dậy nguy hiểm, vì nó sẽ làm cho một dân tộc biến ra thành
dân tộc kinh tế. Weber
nói: “Cần phải chuyển biến từ một dân
tộc kinh tế thành một dân tộc chính trị, trở thành một dân tộc chín
muồi về chính trị”. Theo cách nói của Weber, “Dân tộc kinh tế là
một dân tộc chưa chín muồi về chính trị”, biểu hiện rõ nhất là say
mê với “phương thức dùng kinh tế học để xem xét mọi vấn đề”,
biến mục tiêu của dân tộc mình thành mục tiêu kinh tế. Biểu hiện
nổi bật là ở chỗ: một, khi xác định chính sách kinh tế thậm chí chính
sách đối ngoại của nhà nước lại quên mất sứ mệnh chính trị của
quốc gia dân tộc; hai, đơn giản đánh đồng sự phồn vinh kinh tế
với sự lớn mạnh của quốc gia, tuy rằng mức độ giàu có thì khác với