GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 404

Góc hồi ấy đang tập trung phần lớn công sức để xem xét và chuẩn
bị trong một tương lai xa xôi sẽ xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.
Chúng tôi tuyển dụng nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Quốc.
Chúng tôi vắt óc tái quy hoạch bố trí lực lượng quân sự của chúng
ta tại châu Á nhằm đối phó với ảnh hưởng đang tăng lên của Trung
Quốc”. “Bất kể Lầu Năm Góc hay Phố Wall

(104)

, vào năm 2000

ai nấy đều đưa Trung Quốc vào tầm ngắm của họ, song điều
họ xem xét là bố trí các lực lượng kiểu loại khác nhau vào khu vực
này. Lầu Năm Góc mơ tưởng đánh một cuộc chiến tranh từ xa với
Trung Quốc, chỉ bấm nút là giải quyết xong vấn đề. Phố Wall
thì đau đầu với cuộc chiến tranh quy tắc của Trung Quốc gây ra
bởi sự đầu tư trực tiếp kéo dài của các doanh nhân nước ngoài”.
Trước tình thế chiến lược như vậy, dĩ nhiên người Trung Quốc
không thể chỉ giương mắt nhìn số tiền đầu tư lớn mà còn phải bỏ
công sức ra để xây dựng “đại quân”.

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có trí tuệ lớn. Trong thế kỷ

XXI, sở dĩ Trung Quốc và Mỹ không có đại chiến với nhau, một
nguyên nhân quan trọng là do Trung Quốc là một quốc gia có trí
tuệ lớn. Nhưng “trí tuệ Trung Quốc” có một thói xấu tồn tại lâu
dài, đó là quá tôn sùng tác dụng của “trí tuệ lớn” mà coi nhẹ giá trị
của “sức mạnh lớn”. Tại Trung Quốc, “không đánh mà thắng” là
mức độ cao nhất của đại chiến lược và đại trí tuệ, nhưng người ta
thường coi sự kỳ diệu của “không đánh mà thắng” chủ yếu là tác
dụng của đại trí tuệ, đại mưu lược. Thực ra, “không đánh mà thắng”
vừa phải dựa vào tác dụng của trí tuệ lớn, mưu lược lớn, vừa cũng phải
dựa vào tác dụng của sức mạnh lớn. Kết cục của “không đánh mà
thắng” có cơ sở và tiền đề là “đánh thì có thể buộc kẻ địch khuất
phục”. Không đánh, không có nghĩa là lực lượng quân sự không phát
huy tác dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.