thắng giỏi” là kết quả tất nhiên của sự trỗi dậy về quân sự của
Trung Quốc.
Ngày nay, trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế đều
phải kiên trì dùng phương thức hòa bình, nhưng trong mối quan hệ
quốc tế, trong sự vận dụng tất cả mọi sức mạnh phi quân sự và
mọi thủ đoạn phi chiến tranh, lực lượng quân sự của quốc gia đều
ở
vào địa vị hậu thuẫn. Sức mạnh quân sự luôn luôn là bàn tay vô
hình trong mối quan hệ quốc tế. Chiến tranh chỉ là một hình
thức hữu hình của tác dụng do quân đội phát huy. Hòa bình mới là sự
thể hiện lâu dài giá trị của quân đội. Ra sức nhanh chóng xây dựng và
luôn luôn duy trì một quân đội mạnh là khoản đầu tư an toàn, đầu
tư phát triển, đầu tư trỗi dậy mà Trung Quốc tất phải tiến hành.
Trung Quốc phải chuyển hóa một phần sức sản xuất thành sức
chiến đấu, chuyển hóa một phần của cải thành năng lực quân sự,
biến một số “túi tiền” thành “túi đạn”.
Mục đích căn bản của việc Trung Quốc phải có đại quân là để
ngăn chặn và phòng tránh chiến tranh một cách hữu hiệu. Chuyển
hóa mục đích chính của việc xây dựng quân đội từ “thắng trong
chiến tranh” thành “phòng tránh chiến tranh” là tư tưởng do giới lý
luận chiến lược Mỹ đề xuất sau Thế chiến II.
Bernard Brodie được công nhận là nhà tiên phong của lý luận
chiến lược răn đe. Trong mấy tháng sau khi Mỹ ném bom nguyên
tử Hiroshima và Nagasaki, qua suy nghĩ về tình hình quốc tế hiện
thực, ông rút ra kết luận: “Từ xưa tới nay, mục đích chính của việc
xây dựng quân đội luôn luôn là để thắng trong chiến tranh; bắt
đầu từ nay trở đi, mục đích chính của việc xây dựng quân đội sẽ là để
phòng tránh chiến tranh”. Tư tưởng này là đúng đối với chiến
tranh hạt nhân toàn diện có tính chiến lược. Brodie gọi bom nguyên
tử là “vũ khí tuyệt đối”, ông cho rằng bất cứ cuộc chiến tranh nào