Trí tuệ là nghệ thuật vận dụng sức mạnh; không có trí tuệ của sức
mạnh thì chỉ có thể là không tưởng và nói suông. Kế bỏ trống
thành sở dĩ thành công đánh lừa được kẻ địch là do Gia Cát Lượng có
quân đội, có lực lượng; đối phương tin rằng lực lượng của ông ẩn
nấp bên trong thành. Vì thế cơ sở để trí tuệ của kế bỏ trống
thành phát huy tác dụng vẫn là sức mạnh. Trí tuệ của kế bỏ trống
thành có thể nhất thời đối phó kẻ địch mà không thể áp dụng lâu
dài; có thể sử dụng một lần, khó có thể dùng lần thứ hai. Các nhà
quân sự phương Tây thường nói quân đội Mỹ là quân đội “kiểu sức
mạnh”, nói quân đội Trung Quốc là quân đội “kiểu mưu lược”; cách
nói như vậy có tính phiến diện của họ, có khó khăn bất đắc dĩ của
chúng ta trong một thời kỳ lịch sử xác định. Trong thế kỷ XXI
muốn thực hiện Trung Quốc - Mỹ không xảy ra đại chiến tất phải
dựa vào Trung Quốc có trí tuệ lớn, cũng phải dựa vào Trung Quốc
có sức mạnh lớn. Trung Quốc trong thế kỷ XXI vừa phải tôn sùng
trí tuệ lớn lại vừa phải tôn sùng sức mạnh lớn; vừa phải có đại trí lại
phải có đại quân.
Rốt cuộc năng lực quân sự của Trung Quốc không thể cứ mãi
mãi ở tình trạng “yếu”; trang bị vũ khí không thế cứ ở mãi tình
trạng “kém”. Sự trỗi dậy về quân sự, sự nghiệp tăng cường quân đội
Trung Quốc cần phải hết sức nhanh chóng thay đổi cục diện tổ
tiên chúng ta từng trả giá cao khi tiến hành đấu tranh quân sự
trong điều kiện gian khổ “địch mạnh ta yếu”, trong thế kỷ XXI
nước giàu quân đội mạnh phải từ bỏ cách tác chiến “lấy kém thắng
giỏi”. Trung Quốc trong thế kỷ XXI sẽ tiếp tục phát huy truyền
thống tốt đẹp “lấy kém thắng giỏi”, đồng thời ra sức xây dựng
lực lượng “lấy giỏi thắng kém”, thực hiện tiến từ giai đoạn huyền
thoại “lấy kém thắng giỏi” sang giai đoạn cân bằng “lấy giỏi
thắng kém”, cuối cùng tiến tới giai đoạn lý tưởng “lấy giỏi thắng
kém”. Cho nên xây dựng quân đội hùng mạnh, từ bỏ “lấy kém